Khi có dấu hiệu đau, mỏi lưng bạn nên đến các bệnh viện, chuyên khoa cột sống để thăm khám
4 thói quen hàng ngày gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Điều trị thoái hoá cột sống mà không cần thuốc giảm đau và phẫu thuật
8 nguyên nhân phổ biến có thể gây thoái hóa cột sống
Vì sao trẻ sớm thành "ông còng", "bà còng"?
TS. Hoàng Gia Du – Trường khoa Chấn thương Chỉnh hình & Cột sống, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:
Chào bạn! U cột sống có thể xuất phát từ tủy sống, các rễ thần kinh, màng cứng hay từ xương cột sống. Triệu chứng của u cột sống rất khác nhau, phụ thuộc vào vị trí tổn thương của tủy sống. U cột sống có thể gây yếu, tê bì, mất cảm giác hay liệt hai tay hoặc hai chân. U cột sống có thể khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sỹ sẽ hỏi rõ tiền sử bệnh (tiền sử bệnh ung thư) cũng như khám xét kỹ càng. Sau đó làm các xét nghiệm chẩn đoán như chụp X – quang, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ...
Hiện nay để điều trị u cột sống, các bác sỹ có thể áp dụng hai phương pháp đó là điều trị không phẫu thuật (hóa trị và xạ trị) hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định đối với những u tiến triển gây liệt hoặc gấy rối loạn cơ tròn trong thời gian ngắn (cơ tròn là cơ thắt ở bàng quang và hậu môn chịu sự chi phối của vỏ não).
Bác sỹ sẽ đánh giá tình trạng tiến triển của khối u cột sống của bạn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đường phẫu thuật có thể được tiến hành đường trước, đường sau tùy vào vị trí, tính chất u (u sau lưng hay u phía trong ổ bụng…).
Với trường hợp của bạn, khối u nằm ở sau lưng, bác sỹ sẽ phải tiếp cận khối u bằng hai đường. Đầu tiên phẫu thuật đi từ đường lưng để cố định cột sống và xương chậu lấy phần u phía sau. Tiếp đó, phẫu thuật đường mổ ổ bụng, phối hợp bóc tách động mạch chủ ra khỏi khối u. Bạn nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm bởi khả năng điều trị khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm điều trị. Nếu điều trị muộn sẽ khiến tủy sống bị tổn thương vĩnh viễn và khiến bệnh nhân bị liệt.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn