Chụp X-quang có nguy hiểm?

Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác

X-quang và nguy cơ ung thư

Thanh tra diện rộng các cơ sở X-quang y tế

Chuyện "ăn phim'' X- quang ở BV Chấn thương chỉnh hình TP. HCM

Chụp X-quang, hoang mang người bệnh...

Chụp MRI: Độ chính xác cao không cần phẫu thuật

Theo ông Nguyễn Hữu Quyết, từ lâu, chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. X-quang là một loại bức xạ năng lượng cao. Một máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại, từ đó giúp các bác sỹ có thể nhìn thấy xương, răng, gãy xương... Phim X-quang còn giúp cho bác sỹ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, chụp X-quang còn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.

Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sỹ chụp X-quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh.

Khi diện tích phòng chụp quá nhỏ so với tiêu chuẩn, tức dưới 25 m2/bệnh nhân thì ngoài tia X được chiếu vào phần cơ thể cần chụp để xác định bệnh còn phải chịu thêm một phần bức xạ tán xạ trở lại. Tuy nhiên, ông Quyết chia sẻ, việc để mất an toàn bức xạ sẽ gây tác dụng xấu đối với sức khoẻ con người nhưng đến mức độ nào, có quan sát được hay không và bị bệnh gì, xác suất bị ung thư như thế nào thì không ai dám khẳng định, nhất là đối với chụp chiếu X-quang vì đây là là mức liều bức xạ thấp.

Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-quang và phòng chụp không đạt chuẩn, bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng chụp X-quang (thời gian chụp, số lần chụp). Do đó chỉ nên chụp X-quang khi thật sự cần thiết và đó là yêu cầu từ phía bác sỹ.

BS. Nguyễn Ngọc Cương - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, với phụ nữ đang mang thai chụp X-quang nói chung là an toàn. Nếu bác sỹ thấy rằng sản phụ cần thiết phải chụp để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe hoặc tai nạn thì nên chụp. Nguy cơ nhiễm xạ cho thai nhi là rất thấp, nếu thực sự lo lắng việc thai nhi sẽ nhiễm xạ, các thông số được cài đặt sẵn trong máy sẽ cho biết chính xác người mẹ và thai nhi đã nhận một liều chiếu xạ bằng bao nhiêu sau khi chụp X-quang.
Thông thường, một thai nhi trong bụng mẹ không nên hấp thụ liều chiếu xạ quá 5 Rad bởi vì mỗi lần chụp chiếu cơ thể sẽ hấp thụ một liều thấp hơn rất nhiều số đó, vậy nên người mẹ có thể gặp bác sỹ chẩn đoán hình ảnh và nói chuyện xem liệu họ có thể cho biết con số chính xác mình đã nhận một liều chiếu xạ là bao nhiêu.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin