U nang buồng trứng ở bé gái: Chớ xem thường!

Phụ huynh nên lưu ý khi thấy con trẻ có biểu hiện đau bụng, bụng to bất thường

U nang buồng trứng khi mang thai: Nếu cần phải mổ ngay

Brazil: Phẫu thuật lấy khối u nang buồng trứng nặng 40kg

Bị u nang buồng trứng có thể sinh con không?

Phẫu thuật thành công khối u sau phúc mạc nặng 3kg

Phẫu thuật cắt thành công khối u nặng 3kg cho một sản phụ

Bé gái Lê Phương L. (Hà Nội) được người nhà đưa vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nôn và đau bụng từng cơn. Theo chẩn đoán, bé L. bị u nang buồng trứng trái, xoắn một vòng. L. được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u, bảo tồn buồng trứng, đồng thời cố định buồng trứng bên phải cho bé.

Gặp tình trạng tương tự bé L. nhưng bé Đào Minh A. (12 tuổi, Hải Phòng) không may mắn như vậy. Ngoài bụng của bé to hơn bình thường và không có các biểu hiện bất thường nào khác nên gia đình chần chừ đưa bé đi khám. Đến khi phát hiện thì đã quá muộn, khối u phát triển quá lớn (nặng 3 kg) buộc các bác sỹ phải cắt bỏ hoàn toàn một bên buồng trứng.

Theo TS. Phạm Duy Hiền - Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho 2 bệnh nhi trên, u buồng trứng là loại bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là người trưởng thành. Bệnh ít gặp ở các bé gái nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Hình ảnh về khối u trong buồng trứng

U buồng trứng thường không có dấu hiệu điển hình. Hầu hết các bé gái được phát hiện bệnh khi nhập viện do đau bụng đột ngột, kèm theo nôn ói và có khối u ở vùng hạ vị (dưới rốn).

Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng xoắn cuống khối u, vỡ u, chèn ép các cơ quan xung quanh và phát triển thành u ác tính. Xoắn cuống khối u thường gây đau bụng dữ dội, trong khi vỡ u gây đau bụng kèm dấu hiệu chảy máu bên trong.

Phương thức điều trị u buồng trứng phụ thuộc tuổi của bệnh nhân, tính chất của khối u và giai đoạn tiến triển của bệnh. Phẫu thuật nội soi mang lại tỷ lệ thành công lớn, đặc biệt là ở trẻ gái và vị thành niên.

Trong hơn 90% trường hợp, bác sỹ có thể bảo tồn được một phần buồng trứng của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ buồng trứng được chỉ định khi có khối u ác tính hoặc buồng trứng bị xoắn nhiều.

TS. Phạm Duy Hiền khuyến cáo, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa nếu thấy có một trong các triệu chứng như đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co thắt vùng bụng dưới. Trẻ bị nôn, bụng to bất thường, sờ thấy khối ở vùng bụng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn