Việc chọn ngày làm lễ hòa vàng tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình
Khai bút đầu xuân - nét đẹp hồn Tết Việt
Nhớ hương mùi già chiều cuối năm
Hái lộc đầu năm: Xem chừng "phải tội"
Đi chùa lễ Phật xưa và nay
Ý nghĩa của tục hóa vàng ngày Tết?
Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến này hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…).
Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết: "Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian".
Hóa vàng vào ngày nào?
Ngày tổ chức lễ hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.
Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục: "Bữa cơm kết thúc dịp năm mới vô cùng quan trọng đối với người Việt nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng phải đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết".
Mâm cơm hóa vàng phải đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết
Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên. Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Những vàng mã đã cúng trong ngày Tết đều được đem ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ được hóa riêng?
Khi hóa vàng xong, người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì mọi người cho rằng có làm như thế ở cõi âm các cụ mới nhận được vàng mã và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây mía theo tín ngưỡng dân gian được coi là đòn gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỷ sứ muốn cướp vàng đi.
Bình luận của bạn