Trẻ sơ sinh bị uốn ván nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW
Vaccine DTaP: Miễn dịch bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ
Uốn ván sơ sinh tấn công trẻ vùng sâu vùng xa
Luật BHYT cần "cấm phân biệt đối xử" với bệnh nhân hiếm muộn và tật khúc xạ
Muôn vẻ kiểu “cướp ngày” với người bệnh
Nguy hiểm của UVSS
Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do trực khuẩn uốn ván gây ra. Tác nhân gây bệnh uốn ván tồn tại chủ yếu dưới dạng nha bào và có mặt ở khắp nơi trong đất cát, môi trường, cống rãnh xung quanh chúng ta. Bệnh UVSS là bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh đẻ, cắt rốn hoặc chăm sóc rốn sau đẻ không đảm bảo vô trùng.
Trẻ bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh có biểu hiện lâm sàng và diễn biến rất nặng, trẻ bị co cứng, co giật và hầu hết đều tử vong. Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Ngoài ra bệnh uốn ván cũng có thể xảy ra cho chính các bà mẹ trong quá trình sinh đẻ nếu cuộc đẻ không được đảm bảo vô trùng. Bệnh uốn ván sơ sinh hay gặp ở vùng miền núi, vùng nông thôn nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo.
Tại Việt Nam, UVSS giai đoạn trước năm 1991 là rất nặng nề, hàng năm có tới vài trăm đến hàng nghìn trường hợp trẻ em chết do UVSS được báo cáo trên phạm vi cả nước. Trước tình hình nghiêm trọng đó, năm 1993, Bộ Y tế Việt Nam đã chính thức xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động loại trừ uốn ván sơ sinh trên phạm vi cả nước.
Trẻ sơ sinh nếu trong quá trình cắt rốn để nhiễm trùng rất dễ bị uốn ván
Mục tiêu của loại trừ UVSS là nhằm làm giảm số mắc UVSS dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống theo đơn vị huyện trong 1 năm. Các hoạt động loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai đồng bộ, rộng khắp trên cả nước với 3 chiến lược chính là: Tiêm vaccine uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai và tiêm vaccine uốn ván cho nữ trong độ tuổi 15 - 35 tại những huyện nguy cơ cao; Tăng cường thực hành đỡ đẻ sạch tại các cơ sở y tế đặc biệt là tuyến xã; Tăng cường giám sát chết sơ sinh và uốn ván sơ sinh một cách có hệ thống.
Phòng tránh UVSS
Tiêm vaccine uốn ván là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con. Bản chất của vaccine uốn ván là giải độc tố uốn ván tức là vaccine được bào chế từ độc tố của vi khuẩn đã được làm mất tính độc, không phải làm từ vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và con.
Lịch tiêm uốn ván đầy đủ cho phụ nữ bao gồm 5 liều: Liều 1 tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc cho nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao (nếu chỉ tiêm 1 liều sẽ không tạo ra được kháng thể đủ để bảo vệ cho cả mẹ và con); Liều 2 tiêm sau liều thứ nhất ít nhất 1 tháng; Liều 3 sau liều 2 ít nhất 6 tháng hoặc lần có thai sau; Liều 4 sau liều 3 ít nhất 1 năm hoặc lần có thai sau; Liều 5 sau liều 4 ít nhất 1 năm hoặc lần có thai sau.
Phụ nữ khi mang thai nên tiêm vaccine phòng uốn ván đúng quy trình
Sau khi tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ không bị mắc uốn ván.
Việc tiêm vaccine uốn ván miễn phí cho phụ nữ có thai được thực hiện thường xuyên liên tục tại tất cả các điểm tiêm chủng trên phạm vi cả nước cùng với các vaccine khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hàng năm ở nước ta khoảng 1,6 triệu phụ nữ có thai được tiêm chủng an toàn và tỷ lệ tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nước ta luôn đạt trên 80% trong suốt nhiều năm liên tục.
Trong thời gian tới để duy trì được thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh mà chúng ta đã nỗ lực đạt được thì các chiến lược loại trừ UVSS phải tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, đặc biệt là chiến lược tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai trên toàn quốc và tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ ở những vùng nguy cơ cao. Việc duy trì thành quả loại trừ UVSS sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ở nước ta, đặc biệt trong việc đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và cải thiện sức khỏe cho các bà mẹ.
Bình luận của bạn