Xếp hàng dài chờ khám siêu âm theo BHYT
Đấu thầu thuốc theo quy định mới: Giảm phiền hà, tăng minh bạch
"Móc túi" bảo hiểm y tế bằng siêu âm, xét nghiệm tràn lan
Kỳ 2: Người tiêu dùng bị "móc túi" như thế nào?
Thanh toán theo định suất: Người bệnh thiệt thòi đủ đường
Chuyện "ăn phim'' X- quang ở BV Chấn thương chỉnh hình TP. HCM
Mỗi lĩnh vực lại có một “nghệ thuật” để “moi”
Và những người làm nghệ thuật đó chắc hẳn là một người “nghệ sỹ” rồi, từ những chiêu trò đã cũ như là ăn bớt vaccine của các bác sỹ, y tá, nói là không mới nữa nhưng nếu không có ai chịu phanh phui ra thì cứ thế họ sẽ vẫn tiếp tục công việc của mình. Thực tế, một bác sỹ có thâm niên trong nghề ai cũng biết là tiêm không đủ liều sẽ không có tác dụng phòng, chữa bệnh. Tuy nhiên, để có tiền chia chác bỏ túi, họ vẫn tiêm không đủ thuốc, vaccine cho người bệnh.
Nhớ về vụ việc hồi năm ngoái, bản thân một bác sỹ cũng đã chia sẻ rằng, đã nhiều lần chia đôi một ống Dolacgan (một loại thuốc tiền mê dành cho bệnh nhân đình sản) tiêm cho hai người để hưởng lợi. Việc làm này tuy hậu quả không lớn bằng việc “ăn bớt” vaccine, song nó cũng làm bệnh nhân đau đớn hơn, bác sỹ phẫu thuật vất vả hơn.
Một chiêu thức “móc túi” người bệnh khác mà các bác sỹ, dược sỹ vùng sâu, xa hay làm là xé lẻ các vỉ thuốc ra để bán cho bệnh nhân sau khi khám. Như thế người mua sẽ không biết được tên thuốc cũng như giá cả thực của các loại thuốc. Bởi, thường thì một số loại thuốc tránh thai được phát không hoặc bán trợ giá, nhưng bác sỹ, dược sỹ xé lẻ ra bán với giá rất cao với tên gọi thuốc nội tiết (thực chất ngoài phòng tránh thai, thuốc này còn có tác dụng trị mụn trứng cá, cân bằng nội tiết…).
Nóng tai hơn nữa là khi được nghe một bác sỹ ngoại khoa (chấn thương - chỉnh hình) chia sẻ về việc ông đã từng nhiều lần tận dụng lại ốc vít của bệnh nhân trước để sử dụng lại cho bệnh nhân sau, thậm chí nhiều lần sau đó. Trong khi đó, khi kê khai để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm y tế (BHYT), thiết bị đó vẫn được coi như mới và chỉ dùng một lần.
Lĩnh vực chấn thương thì vậy, trong chuyên khoa tim mạch, thiết bị tạo nhịp tim cũng thường được tái dùng nhiều lần. Thuốc BHYT, bông băng, cồn, gạc… thì họ mang về nhà sử dụng miễn phí.
Cửa hàng thuốc là nơi người dân thường xuyên phải tiếp xúc và thắc mắc về giá cả
Cũng chính vì “không có chuyên môn sẽ không thể biết” nên sự “mập mờ” về giá cả cũng diễn ra khá phổ biến trong lĩnh vực mắt, răng…, còn một số vị bác sỹ, nhân viên y tế “cướp ngày” thì cứ vô tư hưởng lợi. Đó là còn chưa kể đến những dịch vụ tại các bệnh viện, các cơ sở y tế có những vị y bác sỹ gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân khi đến khám và chữa bệnh. Chính vì thế mà nhiều người, cả y bác sỹ lẫn người bệnh đến khám thậm chí đã luôn phải có tư tưởng “phong bì” để được việc cho cả hai bên.
Dân chỉ biết “khóc”
Chị Mai Hoa (tổ 15, Định Công, Hà Nội) tỏ ra rất bức xúc khi kể lại, chị vừa phải đưa mẹ chồng đã gần 80 tuổi đi khám mắt. Người khám là một bác sỹ nhìn khá xinh xắn và phúc hậu, vậy mà toàn nói với bà bằng giọng chỏng lọn, đầy ra lệnh như: “Há mồm, mở mắt ra, ngẩng đầu lên…!”. “Ngồi bên ngoài chờ, nghe thấy vậy tôi vừa bực vừa thấy thương cụ. Cũng may mẹ chồng tôi bị điếc, chứ không bà sẽ buồn lắm!” – chị Hoa cho biết.
Liên quan đến vấn đề cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, bà N.Th.T (62 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) tranh thủ nán lại sau khi đi khám ở Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để tâm sự về những bức xúc của mình. Bà bị bệnh tim mạch, thường xuyên đến đây khám bệnh, có lần thẻ BHYT của bà còn hơn 1 tháng nữa là hết hạn. Lúc đăng ký khám bệnh, bệnh viện bắt bà đóng 100.000 đồng. Bà giật mình, liền hỏi lại cô nhân viên y tế đăng ký thì được cô này cho biết, đây là tiền thu tạm ứng khám, chữa bệnh.
"Tui không phải sợ tốn hay sợ mất 100.000 đồng, mà thấy cách làm này gây phiền hà cho người bệnh, tốn thêm thời gian phải ghi phiếu tạm ứng, chờ đóng tiền tạm ứng, rồi sau đó chờ nhận lại tiền tạm ứng. Làm như vậy, mất thời gian của bệnh nhân, chẳng bệnh viện nào làm kiểu này cả. Làm sao gọi cải tiến quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian khám bệnh cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng quá tải?...”. bà T. tỏ ra khó chịu.
Ông Cao Hưng Thái, Cục phó cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tiếp xúc với các bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng vương TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Thành ở xã Đức An, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh có con trai đang nằm điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh, hết sức bức xúc: “Con tôi đã nằm điều trị ở đây đã 7 ngày rồi. Cùng một đơn thuốc nhưng ra quầy thuốc ở đối diện cổng bệnh viên mua thuốc theo đơn của bác sỹ hôm nay thì họ bán thế này ngày mai lại bán giá khác tất nhiên là cao hơn, chẳng biết đường nào mà lần. Nếu có thắc mắc hoặc hỏi lý do thì được những người bán thuốc trả lời một cách lạnh lùng thích thì mua không thích thì thôi. Vì bệnh tật của con cái nên đành cắn răng mua chứ biết làm sao!”.
Những câu chuyện kể trên đã không còn là chuyện hiếm khi các cơ sở y tế công lập bị… tư nhân hóa. Cũng bởi cơ chế tự chủ, các lãnh đạo bệnh viện ngang nhiên nghĩ ra mọi cách thức để “tận thu” tiền từ túi người bệnh, chẳng khác nào bệnh viện tư. Hậu quả của những việc làm này là tìm không ra bệnh, chẩn đoán không đúng bệnh, chữa không khỏi bệnh và nặng nề nhất là làm chết bệnh nhân. Thế mới biết, cách thức “cướp ngày” của một số bác sỹ, nhân viên y tế còn nguy hiểm hơn cả dân “cướp đêm”. Và người dân luôn là người chịu thiệt thòi mà chỉ biết ngậm ngùi… bắc thang lên hỏi ông trời!
Bình luận của bạn