Rượu có hàm lượng methanol cao có thể gây mù mắt, tử vong
Uống nhiều rượu nguy hiểm hơn đái tháo đường!
Giải độc rượu hiệu quả với các món cháo
Rượu thuốc cho người cao tuổi: Con dao hai lưỡi
Rượu "phá nát" cơ thể bạn như thế nào?
Theo các bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chưa năm nào Trung tâm phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân bị ngộ độc rượu nhiều như năm nay. Với hàng chục bệnh nhân trong 1 tháng giáp tết, con số này đã tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các bác sĩ cũng lo ngại, lượng bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng trong, sau những ngày Tết.
TS. BS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Mỗi dịp Tết đến, bệnh nhân ngộ độc rượu chiếm tỷ lệ lớn. Trong 2 năm gần đây, người ngộ độc rượu tăng lên do thời gian nghỉ dài hơn. Đặc biệt, tình trạng ngộ độc rượu trong thời gian qua không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn cả ở phụ nữ.
“Tổ chức Y tế Thế giới từng cảnh báo ngộ độc rượu đứng hàng thứ 3 gây tử vong sau tim mạch và ung thư. Trong đó ngộ độc methanol còn nguy hiểm hơn nữa. Methanol chính là cồn công nghiệp, khi đi ăn nhà hàng, người ta thường dùng cồn đó để đun lẩu thì nhiều cơ sở sản xuất hám lợi đã sử dụng để pha rượu bán ra thị trường. Các đệ tử lưu linh uống phải nhẹ thì mù mắt, nặng thì tử vong.” – TS Sơn nói.
PGS. TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, methanol khi uống vào cũng như các loại rượu thông thường chỉ sau 1 đến 2 ngày, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu mù mắt sau đó xuất hiện trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc rồi dẫn đến tử vong. Điều đáng ngại là không thể nhận biết rượu methanol bằng mắt thường hay uống thử.
Để phòng ngừa, các chuyên gia khuyến cáo người dân không uống nhiều rượu (trên 30ml/người/ngày với nồng độ từ 30 độ trở lên); Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng trên 0,05% vì có thể gây mù mắt và tử vong cao.
Bình luận của bạn