Nhạc sĩ An Thuyên đột ngột ra đi, để lại nhiều tiếc nuối cho những người yêu quý ông...
Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu qua đời vì sốt xuất huyết
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời ở tuổi 94
Giáo sư Trần Văn Khê nhập viện, sức khoẻ diễn tiến xấu
Những mất mát xảy đến với làng nhạc liên tục trong những ngày gần đây khiến nhiều người không muốn tin nhạc sĩ, Thiếu tướng An Thuyên đã ra đi đột ngột vào lúc 17h40 ngày 3/7. Buổi chiều Hà Nội trong đợt nắng nóng khủng khiếp như đặc quánh lại. Các nhạc sĩ, ca sĩ thảng thốt, đau buồn báo tin cho nhau, và khán giả không thể tin, người nhạc sĩ được đông đảo công chúng yêu mến lại ra đi đột ngột như vậy.
Ca sĩ Thái Bảo nghẹn ngào chia sẻ trên trang cá nhân của chị: “Không thể tin được chú ơi, cháu đau lòng quá. Vĩnh biệt chú- một nhạc sĩ tài hoa đồng hương của cháu. Còn đâu nữa "chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ..." chú ơi!”. Với người thân, bạn bè của nhạc sĩ An Thuyên, đây cũng là một cái tin quá sốc, bởi mới hôm 1/7, nhạc sĩ An Thuyên còn nhờ người gửi vòng hoa đến viếng lễ tang của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tại TP.HCM.
Nhạc sĩ An Thuyên (sinh năm 1949 tại xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An), toàn bộ sự nghiệp ông gắn bó với mảng nghệ thuật quân đội, ông cũng là người giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội trong nhiều năm liền. Nhắc đến ông, khán giả sẽ nhớ ngay đến những tác phẩm âm nhạc đã neo đậu trong lòng người nghe như “Chín bậc tình yêu”, “Đi tìm bóng núi”, “Em chọn lối này”, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”, “Hành quân lên Tây Bắc”, “Neo đậu bến quê”...
Âm nhạc của nhạc sĩ An Thuyên đưa người nghe về với dòng sông, bến nước, làng mạc và những gì gắn bó với quê hương, đồng ruộng. Ông đã tạo ra một con đường riêng trong sáng tác những ca khúc mang âm hưởng dân gian. Có thể nói, sau nhạc sĩ Đỗ Nhuận của thế hệ các nhạc sĩ đi trước, nhạc sĩ An Thuyên là người duy nhất đã chuyển tải chất ngọt ngào của dòng dân ca miền Trung vào các ca khúc nhạc nhẹ thành công nhất, nhuần nhuyễn nhất.
Nhạc sĩ An Thuyên cũng là người đau đáu giữ gìn văn hóa làng, văn hóa dân tộc và những vẻ đẹp riêng biệt của âm nhạc dân tộc. Ông yêu dân ca, đau với dân ca khi nó bị pha tạp, ông đã mừng vui biết bao khi ví, dặm xứ Nghệ trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Vĩnh biệt ông, một người đã dành trọn đời mình để tô điểm cho vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Ở cõi yên bình mà ông đã đến, chắc chắn giờ này, tâm hồn của nhạc sĩ đã được trở về neo đậu bến quê.
Bình luận của bạn