
Dù trong trong đợt dịch cúm gia cầm, nhưng gà sống chưa qua kiểm dịch vẫn được bày bán nhiều nơi.
Virút gia cầm H10N8 chỉ mới xuất hiện, bác sĩ Thọ cho biết, chưa thể xác định được độc lực của loại virút này mạnh hay không.
"Khi nào phát hiện số ca mắc cúm gia cầm H10N8 ở người nhiều,
hoặc giết chết gia cầm hàng loạt, mới có kết luận chính xác về độc lực của loại vi rút này", ông
Thọ nói.
Bác sĩ Thọ cũng
cho biết thêm, đôi khi virút này có độc lực mạnh trên chim, gà thì sẽ có độc lực mạnh trên người,
nhưng có khi có độc lực mạnh trên chim, gà lại không có độc lực mạnh trên người và ngược lại. Điều
này cũng cần phải được nghiên cứu để có một cái nhìn chính xác hơn về chủng loại vi rút
này.
Theo bác sĩ
Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm- thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, vi rút cúm gia cầm
H10N8, không phải là biến chủng của virút gia cầm mà bản chất của gia cầm đã có loại virút
này.
"Trong gia cầm
có virut từ H4 đến trên H10, còn từ H1 đến H3 là cúm ở người.Về cơ bản, tất
cả các loại vi rút gia cầm khi xâm nhập vào con người đều rất khó điều trị, đa số các loại vi rút
này đều kháng thuốc. Với những người mắc cúm gia cầm nhưng phát hiện trễ chắc chắn sẽ bị tử
vong.
Ngay cả những
người mắc cúm gia cầm được phát hiện sớm cũng chưa chắc điều trị được, phải có yếu tố may mắn", bác
sĩ Khanh cho biết.
Cũng theo bác sĩ
Khanh, trong lịch sử cúm gia cầm, có đợt cúm gia cầm lây sang người ở mức độ nhẹ, nhưng có
đợt lại rất nặng, nên chưa biết được cúm gia cầm H10N8 lần này rơi vào đợt nặng hay
nhẹ.
"Tùy theo đợt
cúm gia cầm nặng hay nhẹ mà tỷ lệ tử vong gây ra đối với người mắc cúm gia cầm cao hay thấp, nhưng
tỷ lệ tử vong thấp nhất ở người mắc cúm gia cầm luôn trên 50%", bác sĩ Khanh khẳng
định.
Do đó, bác sĩ
Khanh cũng lưu ý, người nuôi gia cầm cần phải quản lý chặt chẽ gia cầm, không để bị bệnh, nếu phát
hiện bệnh phải tiêu hủy ngay, không để lây lan. Đặc biệt, cần
cảnh giác cao với nhóm gia cầm bị nhiễm vi rút H10N8 nhưng không chết. Lúc này người dân phải tự
bảo vệ mình khi tiếp xúc với gia cầm trong trang trại, trong chế biến…
"Biện pháp người
dân ngăn ngừa hiệu quả nhất là sử dụng gia cầm sạch, gia cầm phải biết rõ nguồn gốc, không tiếp xúc
với gia cầm khi chưa biết rõ nguồn gốc. Riêng đối với
trường hợp gia cầm bị nhiễm cúm nhưng không chết, người tiếp xúc với gia cầm phải luôn mang khẩu
trang. Đây là cách tự bảo vệ tốt nhất trong điều kiện vi rút gia cầm đang bùng phát như hiện nay",
bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn