Vết tiêm phòng lao mưng mủ sau 2 năm vì sao?

Thời điểm tiêm phòng lao cho trẻ thường trong vòng tháng đầu tiên kể từ khi sinh ra

Trẻ bị ngạt mũi có nên tiêm phòng?

Vết tiêm ngừa lao của bé mưng mủ có nguy hiểm không

Trẻ đang bị viêm phế quản có nên tiêm phòng?

Vaccine cúm: Nên tiêm phòng vào buổi sáng

Chào bạn!

Tiêm phòng lao là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể, đặc biệt với vi khuẩn lao, có tác dụng phòng bệnh lao. Sau khi tiêm phòng lao 1 - 2 ngày, nốt tiêm sẽ tiêu đi. 

Phản ứng sau khi tiêm phòng lao là: Sau 3 – 4 tuần sẽ thấy một cục nhỏ nổi lên tại nơi tiêm rồi to dần, mặt da sưng đỏ, bóng. Sau sáu tuần, một lỗ rò xuất hiện tiết dịch trong 2 – 3 tuần rồi làm vẩy, ở tuần thứ 9 – 10 hình thành vòng tròn 5 – 6mm, xung quanh có quầng đỏ, sau vài tuần vẩy rụng đi dần thành sẹo tồn tại nhiều năm. Sẹo màu trắng, có thể hơi lõm. Điều này thể hiện bé đã được tạo miễn dịch với bệnh lao. Sau khi tiêm phòng lao, bé có thể gặp một số tác dụng phụ như nhiễm lao, viêm hạch, abcess dưới da, viêm sưng tủy. Nhưng tỷ lệ rất thấp và những biến chứng này thì xuất hiện sớm.

Trường hợp của con bạn, trẻ đã được 2 tuổi. Với 1 sẹo lao thì đã sẹo hoá hoàn toàn. Nên việc xuất hiện sưng tại vết tiêm không phải đáp ứng hay do tác dụng phụ của vaccine lao. Nguyên nhân khiến bé bị sưng tại vết tiêm phòng có thể do tác nhân bên ngoài tác động vào gây viêm. Nếu vết sưng trên tay trẻ bé thì không cần tác động gì. Chỉ cần dùng nước muối sinh lý để rửa vết sưng. Nếu bé bị sưng to, viêm lan tỏa ảnh hưởng đến trẻ như sốt, đau, quấy khóc thì bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Bạn không nên tự ý nặn hay chích vì có nguy cơ nhiễm trùng những vi khuẩn ngoài da vào có thể gây ảnh hưởng xấu đến bé. 
Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!
TS Nguyễn Thị Thu Hà - Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị