Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến các biến chứng
Nên làm gì khi trẻ bị khó thở, tím tái sau tiêm vaccine?
Đăng ký vaccine Pentaxim qua mạng: May hơn khôn
Không khó để phân biệt trẻ bị viêm phế quản hay hen suyễn
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
TS.BS Nguyễn Thanh Hồi – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn!
Lịch tiêm phòng vaccine 5 trong 1 là bắt đầu mũi thứ nhất vào tháng thứ 2, mũi thứ 2 vào tháng thứ 3 và mũi thứ 3 vào tháng thứ 4. Đây là lịch tiêm cho kết quả tạo miễn dịch tối ưu nhất. Nếu gần đến lịch tiêm mà bé bị viêm phế quản thì bạn nên đưa bé nhập viện điều trị để bệnh viêm phế quản để bé được tiêm mũi 2, mũi 3 không cách nhau quá xa.
Theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng, một số trường hợp không được tiêm vaccine: Các bé sau tiêm bị sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước, đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính tiến triển, đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid, gamma globulin, sốt/hạ thân nhiệt, đang bị dị ứng, hen suyễn, đang dùng kháng sinh…
Trường hợp các bé sau khi khỏi ốm sẽ được tiêm chủng khi BÉ đã ngừng dùng kháng sinh từ 3 ngày trở lên, ngừng điều trị corticoid sau 1 tháng, ngừng dùng thuốc gamma globulin sau 3 tháng, trẻ hết sốt, hết dị ứng, hết hen phế quản.
Hiện tại, nếu bệnh viêm phế quản của bé đã thuyên giảm, bé không có biểu hiện sốt, tiêu chảy cấp... thì bạn có thể yên tâm, đưa bé đi tiêm phòng. Song song với việc tiêm ngừa vaccine phòng bệnh, bạn vẫn phải cho bé uống thuốc viêm phế quản cho đủ liều theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn