- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Tiêm phòng vaccine giúp trẻ giảm thiểu rủi ro mắc bệnh
Không tiêm vaccine viêm gan B, trẻ sơ sinh gặp nguy
Tiêm vaccine phòng viêm gan B, sau bao lâu mới nên có thai?
Bé bao nhiêu tuổi thì được tiêm vaccine viêm màng não mô cầu?
Xử trí sốc phản vệ và dị ứng sau tiêm vaccine
Chào bạn!
Việc tiêm phòng cho trẻ được thực hiện theo lịch và đúng theo độ tuổi yêu cầu của bé thì vaccine mới phát huy hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, khi đến ngày tiêm chủng mà bé bị ngạt mũi thì mẹ nên lưu ý những điều sau:
Trường hợp bé chỉ bị ngạt mũi do cảm lạnh hay dị ứng thông thường, không sốt và vẫn chơi bình thường thì mẹ vẫn có thể cho con tiêm phòng mà không ảnh hưởng gì cả. Ngay cả khi trẻ chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ C và không có triệu chứng gì trầm trọng thì mẹ vẫn có thể đưa con đi tiêm phòng được. Tuy nhiên, để an tâm hơn cho mẹ và an toàn cho bé trong trường hợp này thì tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ về tình hình của bé và sự cần thiết của việc tiêm loại vaccine đó.
Trường hợp trẻ bị ngạt mũi kèm khó thở, sốt cao thì cho thấy bé đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và đang điều trị bằng thuốc thì mẹ nên để trẻ hết bệnh rồi mới nên tiêm. Bởi lúc này, hệ miễn dịch của bé đang suy yếu, tiêm vaccine sẽ làm phản tác dụng.
Khi bé bị ngạt mũi, bạn nên thường xuyên vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% và hút mũi cho bé 5 – 6 lần một ngày để làm thông thoáng đường thở và đẩy hết dịch nhầy chứa vi khuẩn trong mũi bé ra. Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và nên thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sỹ để giúp bé mau khỏi bệnh.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Huy Luân – Phụ trách Phòng khám Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Bình luận của bạn