Việt Nam nhận thêm 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 28/9

Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn trong mùa dịch COVID-19

Bộ Y tế nói gì về Dự thảo Hướng dẫn thích ứng an toàn với COVID-19?

Các chuyên gia nói gì về "biển người" ra đường đêm Trung Thu ở Hà Nội?

Đông Nam Á đang dần từ bỏ kế hoạch "Zero COVID" để thích ứng với đại dịch

- Lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Đức viện trợ Việt Nam theo cơ chế song phương đã được tổ chức ngày 27/9 tại Bộ Ngoại giao. Trước đó, tối 26/9, 2,6 triệu liều vaccine kể trên đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Tính đến nay, khoản viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế của Chính phủ Đức là sự hỗ trợ lớn nhất của một nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đối với Việt Nam để phòng chống dịch COVID-19.

- Tỉnh Bạc Liêu vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ đối với đội ngũ lái xe, phụ xe ra vào địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, đội ngũ lái xe, phụ xe ra vào địa bàn tỉnh (kể cả các phương tiện của tỉnh Bạc Liêu đi và về từ các tỉnh thành khác), bảo đảm tất cả các trường hợp phải được cách ly y tế theo quy định. Tuyệt đối không cho phép áp dụng cách ly y tế tại nhà các đối tượng là lái xe, phụ xe ra vào địa bàn tỉnh. Đối với lái xe, phụ xe của doanh nghiệp có nhiều phương tiện vận tải (trên 10 phương tiện) thì áp dụng cơ chế quản lý sinh hoạt tập trung, lưu trú tạm thời tại khu lưu trú do doanh nghiệp tự bố trí có kèm điều kiện và phải đặt dưới sự giám sát của chính quyền cấp huyện…

- Từ 0h ngày hôm nay (28/9), tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch COVID-19. Cụ thể, tỉnh này cho phép hoạt động trở lại các cơ sở kinh doanh ăn uống, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhưng không quá 50% công suất. Hoạt động tôn giáo được tổ chức không quá 50 người; Cơ sở GD&ĐT và thể dục, thể thao thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và quét mã QR; Vận tải hành khách nội tỉnh được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.

- Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo huyện, thành phố đẩy nhanh xét nghiệm COVID-19 đạt 100% cộng đồng đến hết ngày mai (29/9). Đến ngày 27/9 Đồng Nai ghi nhận trên 46.000 ca mắc COVID-19. Mục tiêu của tỉnh khi triển khai xét nghiệm diện rộng là để kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho lộ trình trở lại bình thường mới.

- Theo Thanh niên online, Bộ Y tế đang xem xét để chính thức chấp thuận đề nghị của TP.HCM việc công bố chính thức 150.000 ca test nhanh dương tính COVID-19 như ca khẳng định. Trước đó, theo công văn do Sở Y tế TP.HCM gửi Bộ Y tế, từ ngày 20/8 đến nay, TP.HCM có khoảng 150.000 ca có kết quả test nhanh dương tính COVID-19. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ca xét nghiệm COVID-19 khẳng định (xét nghiệm RT-PCR) thì mới được lấy mã số.

- Sáng 28/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, thành phố không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4) là 3.969 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.601 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 2.368 ca. Toàn thành phố cũng đã tiêm được hơn 6,8 triệu liều vaccine COVID-19.

- Đến nay có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội