Vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình: Thủ phạm là hóa chất cực độc!

Hóa chất cực độc là nguyên nhân khiến 8 người tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình

Đã có kết luận về vụ tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình?

Diễn biến mới nhất vụ 8 người tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình

Bao giờ có kết luận vụ 8 người tử vong khi chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình?

Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ đạo khẩn vụ 7 người tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình

Cụ thể, theo TS. BS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm phát hiện trong nước RO chạy thận của bệnh nhân ở Hòa Bình có chất Acid Flohydric có nồng độ rất cao, vượt ngưỡng cho phép 260 lần (ngưỡng bình thường cho phép của Acid Flohydric trong nước chạy thận là 0,2 mg/lít). Đây chính là nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân chạy thận tử vong.

Được biết, Acid Flohydric (HF) tuyệt đối không được sử dụng trong y tế mà chỉ dùng trong công nghiệp để tẩy chất cặn… Đây là hóa chất có tính oxy hóa cực mạnh, nếu sử dụng vượt quá nồng độ cho phép sẽ phá hủy tế bào, làm vỡ hồng cầu, tê liệt thần kinh. Đặc biệt, hóa chất này sẽ gây ra các triệu chứng về tim mạch như loạn nhịp tim, làm người bệnh tử vong nhanh chóng. Ngoài ra, nó cũng gây ra các rối loạn khác như thiếu calci, gây đau xương, viêm gan… cho cơ thể.

"Việc Acid Flohydric tồn dư với lượng cao trong các mẫu xét nghiệm cho thấy hóa chất này được đưa vào trong quy trình xử lý nước chứ không phải có trong tự nhiên. Với việc có mặt hóa chất bất thường, trái phép, dù có áp dụng quy trình đúng về mặt y tế cũng không thể nào loại trừ được sự cố xảy ra như vừa qua", BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định.

Bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai công bố nguyên nhân khiến 8 người tử vong khi chạy thận ở Hòa Bình

Nói về việc truy cứu trách nhiệm, TS. BS Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, trong sự cố y khoa ở Hòa Bình, đơn vị làm công tác khử khuẩn và làm sạch hệ thống sản xuất nước RO đưa vào hóa chất không được phép sử dụng thì phải chịu trách nhiệm cao nhất. Tiếp theo là cán bộ kiểm soát và nghiệm thu công việc. Còn các bác sỹ chỉ phụ trách chuyên môn, được đào tạo để cấp cứu, chẩn đoán, chữa bệnh chứ không phải làm công việc về xét nghiệm, xử lý đường nước hay kiểm tra thiết bị, không thể kiểm soát tất cả thông số trong quá trình bảo trì. Vì thế, các cơ quan chức năng cần có cái nhìn thông cảm để công tâm với bác sĩ, đồng thời động viên chia sẻ với các cán bộ ngành y tế.

Trước đó, vào khoảng 8h sáng ngày 29/5, tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đã xảy ra sự cố y khoa đối với 18 bệnh nhân sau khoảng 45 phút lọc máu. Sự cố nghiêm trọng này đã 8 bệnh nhân tử vong. 10 bệnh nhân nhẹ hơn may mắn được cứu sống.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin