Đường có mặt ngay trong những món ăn mà bạn không nghĩ là chúng có đường
Apple nâng cấp ứng dụng Health để đo lượng đường trong cơ thể
Cần giảm một nửa lượng đường mỗi ngày!
Anh: Cảnh báo về lượng đường trong snack tại rạp chiếu phim
WHO khuyên mỗi người nên giảm một nửa lượng đường mỗi ngày
Lượng đường huyết 9,0 có phải là cao?
"Chúng tôi có bằng chứng chắc chắn rằng việc giữ cho đường ăn vào ít hơn 10% của tổng lượng năng lượng nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và sâu răng", Francesco Branca - Giám đốc bộ phận dinh dưỡng của WHO, cho biết trong một tuyên bố.
Tỷ lệ này đồng nghĩa với việc con người không nên sử dụng quá 25gr đường/ngày, tương đương khoảng 6 thìa cà phê đường, thấp hơn nhiều so với lượng đường trung bình tương đương 10 thìa cà phê trong một lon soda.
Tỷ lệ đường mà một số nước tiêu thụ hiện nay là: Tại Hoa Kỳ, người lớn ăn từ 11 - 15% calorie từ đường, trẻ em là khoảng 16%. Tại châu Âu, ở Hungary và Na Uy ăn khoảng 17%; Ở Anh và Bồ Đào Nha, trung bình tỷ lệ tiêu thụ này đến 25%.
Theo WHO, những thành phần đường "tự do" gây hại cho sức khỏe, như các loại đường ăn thông thường, đường fructose hay glucose, hiện được các nhà sản xuất, đầu bếp và chính các bà nội trợ bổ sung vào nhiều loại đồ ăn đồ uống.
Bên cạnh đó, thành phần đường này cũng có sẵn trong một số sản phẩm như mật ong và nước hoa quả. WHO cũng chỉ ra rằng phần lớn thành phần đường "tự do" mà chúng ta tiêu thụ ngày nay "ẩn náu" trong các loại thực phẩm chế biến mà thông thường không được xem là đồ ngọt, chẳng hạn như nước xốt cà chua. Trong một thìa xúp xốt cà chua chứa đúng một thìa cà phê đường.
Tuy nhiên, trong các khuyến cáo của mình, WHO không đề cập tới thành phần đường có trong các loại hoa quả tươi, rau xanh và sữa nguyên chất do chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng gây hại tới sức khỏe.
Bình luận của bạn