Một bác sĩ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã khỏi COVID-19 đang hiến huyết tương hồi tháng 2/2020 - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Bộ Y tế và WHO nói gì về việc gia hạn sử dụng vaccine Pfizer?
Việt Nam chủ động phối hợp WHO và CDC Hoa Kỳ ứng phó với chủng Omiron
WHO công bố hiệu quả của các loại vaccine với biến chủng Delta
WHO: Châu Âu trở lại thành "tâm dịch" COVID-19 của thế giới
Ngày 6-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra khuyến cáo không nên sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi COVID-19 trong phác đồ điều trị cho những người đang mắc bệnh. Do huyết tương không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu sử dụng máy thở của bệnh nhân COVID-19.
Trước đó, nhiều giả thuyết được đặt ra cho rằng việc sử dụng huyết tương của những người đã hồi phục có chứa kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus, ngăn chặn những tổn thương về mô.
Tuy nhiên, một số thử nghiệm đã chứng minh huyết tương ở những bệnh nhân đã hồi phục không cho thấy hiệu quả rõ ràng trong việc điều trị COVID-19. Gần đây, một thử nghiệm tại Mỹ đã bị tạm dừng vào tháng 3 sau khi phát hiện ra huyết tương không có khả năng giúp bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh thể nhẹ đến trung bình.
Bên cạnh đó, WHO cũng khuyến cáo phương pháp điều trị này tốn kém và mất nhiều thời gian để thực hiện.
Khuyến cáo trên được đăng tải trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ), dựa trên kết quả tổng hợp từ 16 thử nghiệm liên quan đến 16.236 bệnh nhân mắc COVID-19 từ thể nhẹ đến nguy kịch.
Bình luận của bạn