WHO công bố hiệu quả của các loại vaccine với biến chủng Delta

Vaccine COVID-19 hiện vẫn có thể làm giảm khả năng lây nhiễm của biến chủng Delta

Bị vảy nến phải dùng thuốc tiêm vaccine COVID-19 có an toàn không?

Mỹ chuyển thêm hơn 4 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam

Đồng Nai chuẩn bị kế hoạch tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19

Những nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới đã mắc COVID-19?

Hiệu quả của các loại vaccine với biến chủng Delta hiện nay thế nào?

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Vaccine cứu được nhiều mạng người, nhưng không hoàn toàn ngăn chặn được dịch lây lan. Dữ liệu cho thấy trước khi xuất hiện biến chủng Delta, vaccine đã giảm khả năng lây nhiễm của virus khoảng 60%. Với Delta, con số này đã giảm xuống còn khoảng 40%".

Theo tổng giám đốc WHO, những người đã tiêm vaccine có nguy cơ lẫy nhiễm, mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn nhiều so với người chưa tiêm chủng. Tuy nhiên, người đã tiêm vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây nhiễm cho những người khác.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters)

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters)

Do đó, ngay cả sau khi tiêm vaccine, mỗi người vẫn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa (như đeo khẩu trang, duy trì giãn cách, tránh tụ tập đông người) để bản thân không bị nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác.

"Chúng tôi lo ngại về cảm giác an toàn giả, cho rằng vaccine đã kết thúc đại dịch và những người được tiêm chủng không cần thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác", ông Tedros cho biết khi được phỏng vấn ngày 24/11 vừa qua.

Cảnh giác với biến chủng SARS-CoV-2 mới với 32 đột biến

Nhiều chuyên gia cảnh báo virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và có thể dẫn tới việc xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm hơn. Theo WHO, các biến chủng Delta dễ lây lan hơn cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả của vaccine có thể giảm sút.

 

Theo đó, B.1.1.529 - một biến chủng SARS-CoV-2 mới được phát hiện lần đầu ở Botswana (một quốc gia ở Nam Phi) đã được các nhà khoa học cảnh báo có tới 32 đột biến tại protein gai - phần mà hầu hết các loại vaccine hiện nay sử dụng để tạo ra miễn dịch chống SARS-CoV-2. Đây là biến chủng SARS-CoV-2 mới nhiều đột biến nhất từ trước đến nay.

Các đột biến tại protein gai có thể làm thay đổi khả năng nhiễm bệnh và tốc độ lây lan của virus, hoặc cũng có thể khiến tế bào miễn dịch của người khó tấn công mầm bệnh hơn.

Hiện mới chỉ có 10 ca bệnh ghi nhận nhiễm biến chủng B.1.1.529, gồm 3 ca ở Botswana, 6 ca ở Nam Phi và 1 ca ở Hong Kong (người có lịch sử đi lại đến Nam Phi). Tuy nhiên, biến chủng B.1.1.529 đang khiến một số nhà nghiên cứu lo ngại bởi nhiều đột biến của nó có thể khiến virus dễ né miễn dịch hơn.

Giáo sư Ravi Gupta từ Đại học Cambridge (Anh) cho biết, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông đã phát hiện 2 đột biến ở B.1.1.529 có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của virus và làm giảm khả năng nhận biết kháng thể.

Tuy nhiên, giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền UCL (Anh) nhấn mạnh: "Rất khó để dự đoán virus có thể lây truyền thế nào trong giai đoạn này. Các biến chủng mới cần được theo dõi và phân tích chặt chẽ, nhưng không có lý do gì để lo ngại quá mức, trừ khi chúng bắt đầu tăng tần suất trong tương lai gần".

Vi Bùi (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn