Đợt thử nghiệm này bắt nguồn từ việc điều trị thành công cho 2 nhân viên y tế từ Samaritan’s Purse bằng một loại huyết thanh có tên gọi ZMapp, làm dấy lên hy vọng trong việc chống lại căn bệnh chết người trong khi chưa tìm ra vaccine và thuốc đặc hiệu.
Tuy nhiên, huyết thanh này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm trên động vật. Câu hỏi đặt ra là liệu có nên sử dụng loại thuốc chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả trên người hay không, nhất là trong trường hợp đại dịch nổ ra trên toàn thế giới, giống như ở Tây Phi.
Tiến sĩ Marie-Paule Kieny, Trợ lý Tổng giám đốc WHO cho hay: “Chúng ta đang lâm vào tình cảnh khác thường trong đại dịch này. Chúng ta đang trải qua đợt dịch với tỷ lệ tử vong cao mà không có bất cứ loại thuốc hay vaccine nào được chứng minh là có hiệu quả. Chúng tôi cần các chuyên gia đạo đức y khoa để đưa ra định hướng cho việc làm có trách nhiệm trong hoàn cảnh này”.
Hiện đại dịch Ebola ở Tây Phi vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hay vaccine nào có thể đối phó được, mặc dù tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là từ 60-90%. Một số loại thuốc và vaccine có triển vọng vẫn đang được phát triển, nhưng chưa loại nào được phép lưu hành rộng rãi.
"Tiêu chuẩn vàng để đánh giá hiệu quả của loại
thuốc mới liên quan đến một loạt các thử nghiệm ở người, bắt đầu từ nhỏ đến lớn
để đảm bảo việc sử dụng thuốc là an toàn. Sau đó, các nghiên cứu được mở rộng
hơn để chứng minh hiệu quả trên diện rộng và cuối cùng thì loại thuốc đó mới được
áp dụng đại trà", Đại diện của WHO nói, “An toàn luôn là mối quan tâm
chính".
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 12/2013 tới 8/6/2014, tính riêng tại Tây Phi có 1.711 ca nhiễm virus Ebola trong đó 932 người tử vong. Nigeria đã chính thức yêu cầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho phép họ được sử dụng loại thuốc đã từng được tiêm cho hai nhân viên y tế người Mỹ là Kent Brantly và Nancy Writebol.
Bình luận của bạn