Khi bị ngộ độc Hồng Trâu, bệnh nhân có thể gây nôn mửa. Vì vậy nên tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, uống than hoạt với liều 1-2 g/kg thể trọng kèm theo 4-6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng). Cần tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật, chống phù phổi cấp), xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu.
Loại quả gây ngộ độc khiến 3 trẻ tử vong
Được biết, trước đó, ngày 1/8, 3 em nhỏ dân tộc H’Mông (Xuân Trường, Bảo Lạc, Cao Bằng) tử vong do hái quả dại mọc trên rừng. Loại quả này có màu tím, tròn, hạt bên trong màu hồng.
Sau khi có thông tin, các cơ quan chức năng đã phối hợp với Trung tâm phòng chống nhiễm độc, Học viện Quân y, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam điều tra, lấy mẫu, định loài và nghiên cứu độc tính.
Theo Học viện Quân y, cây Hồng Trâu họ Màn màn. Cây Hồng Trâu thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng 2 ngón tay người lớn, dài từ khoảng 11-12 cm, màu của lá xanh đậm.
Bình luận của bạn