Người trồng vải thiều của Việt Nam hiện vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm
Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của quả vải
Tăng cường giám sát chất lượng nông sản nhập khẩu
Hàng nông sản Trung Quốc ồ ạt xâm nhập Việt Nam
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, dù Bộ Nông nghiệp nước này đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi của Việt Nam từ 18/4, tuy nhiên Australia là một trong những nước có các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất trên thế giới nên vải Việt Nam muốn vào thị trường này phải đáp ứng 5 yêu cầu.
Cụ thể, về vùng trồng, cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất.
Trước mỗi mùa xuất khẩu vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Australia. Bao bì đóng gói vải xuất khẩu sang Australia phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng carton đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý. Vải xuất khẩu đi Australia phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận (gồm Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty Cổ phần chiếu xạ An Phú).
Lô vải xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Australia và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Australia và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Australia”.
Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.
Bình luận của bạn