5 biện pháp làm dịu vết bỏng tại nhà

Xác định cấp độ bỏng để điều trị hiệu quả

Da tay bị khô và bong tróc do dùng nước rửa tay sát khuẩn quá nhiều

Hướng dẫn chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau hiệu quả

Cứ bỏng là chườm đá, xả nước lạnh: Cách sơ cứu bỏng sai lầm

Có nên chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng khi bị bỏng?

Bỏng nhiệt là một chấn thương phổ biến trong gia đình. Bỏng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với lửa, hơi nước nóng. Những tai nạn nhỏ như chạm tay vào chảo nóng hay sơ ý đổ cà phê nóng vào người cũng có thể gây bỏng, tấy đỏ, đau rát vùng da tiếp xúc với nhiệt. Bỏng nhẹ thường có thể được sơ cứu an toàn tại nhà, nhưng bỏng nặng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức để giảm thiểu biến chứng.

Bỏng được chia thành 4 cấp độ:

Bỏng cấp độ 1: Vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da với những biểu hiện gây đau nhẹ, tấy đỏ và  hơi sưng.

Bỏng cấp độ 2: Vết bỏng ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da khiến da trắng bệch, phồng rộp, xuất hiện bóng nước.

Bỏng cấp độ 3: Vết bỏng gây tổn thương cho tất cả các lớp da. Lớp da trắng bệch, bong ra, mất cảm giác, xuất hiện dịch và mủ. Trường hợp, vết bỏng dễ gây nhiễm trùng nếu không được sơ cứu và điều trị cẩn thận trong bệnh viện.

Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ bỏng nặng nhất bởi vết bỏng ảnh hưởng sâu đến da, gây hoại tử cơ, gân, khớp và xương. Trường hợp bỏng này nên được điều trị trong bệnh viện.

Tận dụng túi trà đã qua sử để trị bỏng hoặc vết côn trùng đốt

Với các vết bỏng nhẹ cấp độ 1 và cấp độ 2, chúng ta có thể sơ cứu và điều trị tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và chữa lành vết bỏng tại nhà.

Nước lạnh

Nếu bạn bị bỏng nhẹ, hãy nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng vào vòi nước mát (không lạnh), xả nhẹ trong khoảng 20 phút. Sau đó, rửa sạch vùng bị bỏng bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch.

Gừng

Dùng gạc lau khô vết thương và lấy 1 lát gừng đặt vào vết bỏng của bạn để giảm đau. Gừng có đặc tính chống viêm nên bạn cũng có thể sử dụng nước gừng tươi, thoa nhẹ lên khu vực bị ảnh hưởng. Áp dụng biện pháp này trong 1 – 2 tuần giúp chữa lành vết thương và ngăn ngừa sẹo trên da.

Gừng tươi có đặc tính chống viêm, an toàn khi điều trị vết bỏng nhẹ

Nha đam (Lô hội)

Nha đam có đặc tính chống viêm, thúc đẩy lưu thông máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Loài cây này có thể được sử dụng để điều trị bỏng cấp độ 1 và cấp độ 2. Sau khi rửa sạch vết thương, bạn hãy bôi gel lô hội tươi trực tiếp vào vết thương để tái tạo tế bào và làm lành da.

Giấm

Acid axetic trong giấm có thể giúp giảm nhiệt từ vết bỏng. Đồng thời, chất này có tác dụng làm se vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Lưu ý không sử dụng giấm trực tiếp lên vết bỏng, hãy pha loãng giấm với một ít nước sạch và dùng bông để chườm nhẹ lên vết thương.

Túi trà

Acid tannic trong túi trà giúp giảm nhiệt từ vùng da bị bỏng. Sử dụng túi trà mát chườm lên về thương có thể làm dịu các kích ứng và tấy đỏ trên da.

Phạm Mơ H+ (Theo The Health Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu