Liệu nồng độ testosterone có liên quan tới việc hình thành sỏi thận ở nam giới?
Podcast: Nam giới suy giảm testosterone có lo vô sinh?
5 loại thực phẩm làm giảm nồng độ testosterone
Mức testosterone theo độ tuổi ở nam giới
“Tự sướng” làm tăng hay giảm testosterone ở nam giới?
Sỏi thận đang trở thành một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trên toàn thế giới, số người mắc bệnh này ngày càng tăng. Đáng chú ý là nam giới có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp 2 đến 3 lần so với nữ giới. Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và thường có xu hướng tái phát ngay cả sau khi đã được điều trị.
Một số nhà khoa học cho rằng hormone sinh dục chính ở nam giới testosterone có thể đóng vai trò trong việc hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa đưa ra kết quả thống nhất. Có nghiên cứu cho thấy nam giới bị sỏi thận có nồng độ testosterone cao, trong khi những nghiên cứu khác, bao gồm cả các khảo sát trên diện rộng, lại ghi nhận nồng độ testosterone thấp hơn.
Nhiều nghiên cứu trước đây còn hạn chế do số lượng người tham gia ít hoặc dựa vào việc người bệnh tự kể lại tiền sử bị sỏi (điều này có thể dẫn đến sai lệch). Vì vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ mối liên hệ giữa testosterone và sự hình thành sỏi thận. Nghiên cứu được đề cập dưới đây là một minh chứng cụ thể.
Cách thức tiến hành nghiên cứu
Các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu sức khỏe của hơn 3.000 nam giới đến khám sức khỏe định kỳ tại một bệnh viện trường đại học ở Seoul, Hàn Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2020. Tất cả những người này đều trên 20 tuổi và đã được lấy máu xét nghiệm, chụp X-quang hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang) và siêu âm bụng trong cùng một ngày. Nghiên cứu này loại trừ những người đang điều trị bằng hormone nam (androgen), những người có bất thường hoặc khối u ở thận, và những người đang dùng thuốc lợi tiểu.
Mẫu máu được lấy vào buổi sáng sau khi những người tham gia nhịn ăn để đo lượng testosterone trong máu. Việc phát hiện sỏi thận được thực hiện bằng cách kết hợp cả siêu âm và chụp X-quang, giúp kết quả chính xác hơn so với việc chỉ dùng 1 trong 2 phương pháp.
Nghiên cứu này cũng xem xét nhiều chỉ số sức khỏe khác của những người tham gia, bao gồm tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), huyết áp, nồng độ triglyceride, cholesterol LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp), cholesterol HDL (lipoprotein tỷ trọng cao),...

Testosterone có tác động rất lớn với hầu hết mọi chức năng của nam giới và có ảnh hưởng đến mọi hệ cấu trúc của cơ thể.
Kết quả nghiên cứu
Trong số hơn 3.000 nam giới tham gia nghiên cứu, có 178 người (chiếm 5,5%) được chẩn đoán mắc sỏi thận. Tuổi trung bình của những người này là 53 tuổi, và mức testosterone trung bình trong máu là 4,7 nanogram (ng) /ml. Mức testosterone được xác định là có khả năng dự đoán sỏi thận tốt nhất là 3,33 ng/ml (mức này cao hơn ngưỡng thường liên quan đến các triệu chứng thiếu hụt testosterone như giảm ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương). Với ngưỡng này, xét nghiệm có độ nhạy là 24,7% (tức là phát hiện đúng 24,7% số người có sỏi thận) và độ đặc hiệu là 80,6% (tức là xác định đúng 80,6% số người không có sỏi thận).
Theo phân tích ban đầu đã cho thấy tuổi cao và mức cholesterol LDL thấp có liên quan đến nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, sau khi kiểm soát tất cả các chỉ số sức khỏe liên quan, chỉ có tuổi cao (cứ tăng 1 tuổi thì nguy cơ tăng 2,9%) và mức testosterone dưới 3,33 ng/ml là vẫn có liên quan đến sỏi thận. Những người đàn ông có mức testosterone dưới ngưỡng này có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 65,5% so với những người có mức testosterone cao hơn.
Như vậy, nồng độ testosterone thấp có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó, lối sống cũng có ảnh hưởng tương tự, tiêu biểu có thể kể đến việc ít vận động thể chất, uống ít nước và ăn nhiều protein, tất cả đều được biết là làm tăng nguy cơ sỏi thận. Tình trạng thiếu nước có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành sỏi, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới ít vận động có nhiều khả năng bị sỏi hơn. Chế độ ăn nhiều protein cũng có thể góp phần làm giảm testosterone và tăng nguy cơ sỏi.
Những phát hiện này cũng gợi ý rằng hormone testosterone có khả năng tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể, giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn liệu pháp bổ sung testosterone có thể làm giảm nguy cơ này hay liệu nồng độ testosterone thấp chỉ là một dấu hiệu đi kèm chứ không phải nguyên nhân trực tiếp gây sỏi thận, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Bình luận của bạn