Lò đốt rác tiền tỷ của bệnh viện bỏ hoang 8 năm

Lò đốt rác hơn một tỷ đồng bị bỏ hoang suốt 8 năm. Ảnh: Văn Trăm

Tái chế rác thải y tế là tội phạm!

Rác thải y tế độc hại có thể để sản xuất thìa nhựa, ống hút!

Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện

Bệnh viện chôn lậu rác thải y tế: Kim tiêm, ống thuốc trồi cả lên mặt đất

Năm 2008, thực hiện Dự án y tế nông thôn, Sở Y tế tỉnh Bình Phước đầu tư lắp đặt cho Bệnh viện Đa khoa huyện Bù Đốp lò đốt rác thải y tế cỡ nhỏ sử dụng điện, trị giá hơn một tỷ đồng. Thiết bị công nghệ được sản xuất tại Mỹ. 

Tháng 4/2011, bệnh viện xây xong và đưa hệ thống xử lý rác thải vào sử dụng. Tuy nhiên, do không được tập huấn thiết bị nên nhân viên bệnh viện đều "ngơ ngác" với hệ thống máy đốt rác thải.

Liên hệ với công ty cung cấp nhờ hỗ trợ, bệnh viện được cho biết đây là công nghệ không còn được sử dụng nên cũng không còn người để hướng dẫn. "Họ trả lời vậy nên chúng tôi đành bó tay và lò đốt cứ mãi bị bỏ hoang", bác sỹ Ngô Văn Nguyên - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bù Đốp, nói.

Để xử lý rác thải y tế mỗi ngày, những năm qua bệnh viện phải hợp đồng với Công ty Môi trường xanh Bình Phước thu gom. Theo hợp đồng, đơn giá mỗi kg rác 20.000 đồng. Mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng 90 kg rác. Mỗi năm bệnh viện phải trả trên 650 triệu đồng. Toàn bộ chi phí chi này được lấy từ nguồn của bệnh viện.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bù Đốp, vì bỏ quá lâu nên bây giờ ông cũng chẳng biết lò đốt rác còn hoạt động được nữa không. "Giữ cũng khó mà bỏ cũng chẳng xong. Chúng tôi nhiều lần gửi đơn kiến nghị mà Sở Y tế chưa giải quyết. Điều chúng tôi mong nhất hiện nay là Sở sớm có phương án để xử lý, càng để lâu thì bệnh viện càng tốn kém", bác sỹ Nguyên cho biết.

Bệnh viện Đa khoa huyện Bù Đốp có 70 giường bệnh với số lượng 200 bệnh nhân mỗi ngày, trong đó 50 bệnh nhân lưu trú. Một vấn đề tồn tại khác của bệnh viện là từ khi đưa vào hoạt động đến nay, hệ thống xử lý nước thải y tế cũng chưa một lần vận hành được.

Theo thiết kế, nước thải y tế từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện sẽ qua đường ống chảy ra bể chứa, sau đó được đẩy lên bồn, lọc hết vi khuẩn độc hại trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, nguồn nước thải này không chảy ra bể chứa mà thấm thẳng xuống đất.

Hệ thống xử lý nước thải ở bệnh viện cũng không thể vận hành. Ảnh: Văn Trăm

"Nước thải y tế là loại chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm. Mỗi ngày, hàng chục mét khối nước thải y tế của bệnh viện vẫn ngày đêm ngấm vào mạch nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư trong khu vực", bác sỹ Nguyên thừa nhận và cho biết cũng đã kiến nghị lên cấp trên để khắc phục nhưng chưa được giải quyết.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin