Rác thải y tế ở bệnh viện Bạch Mai
"Kỹ sư không bằng" chế lò xử lý rác thải y tế
Bãi rác thải y tế thách thức chính quyền
Bài toán rác thải y tế: Lời giải trong "tay" các bệnh viện
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương tìm hiểu vụ rác thải y tế ở các làng nghề
Họ lấy bơm kim tiêm, găng tay, dây và ống truyền đỏ lòm máu từ các thùng chứa rác thải y tế độc hại (quy định là thùng màu vàng) như clip chúng tôi đang chiếu đây, xin hỏi anh: Có phải trong trường hợp nào bị bắt gặp làm như vậy trong khuôn viên Bệnh viện thì cũng là sai không, thưa anh?
Đúng rồi. Người ta cũng khuyến cáo là từ khi thu ở phòng khoa trong bệnh viện, cho vào túi rồi thì hạn chế việc mở ra cho đến khi đưa vào xử lý. Chứ nói rằng việc họ đang làm đây là “xử lý sơ bộ trước khi đem tiêu hủy” thì là không đúng. Nếu chưa đầy túi hoặc thùng thì họ có quyền mở ra cho thêm vào cho đủ lượng chứ còn để mở cắt nhỏ, xay nghiền lúc chưa tiệt trùng như clip phản ánh thì người ta khuyến cáo là: Không thể!
Anh đã nghe nói mộ t bệnh viện nào ở Hà Nội mà được đầu tư 1 hệ thống máy móc thiết bị có thể tái chế ngay cái này để bán cho các DN sản xuất đồ nhựa cho người ta dùng khi ăn uống không?
Nếu bảo các bệnh viện thì bản thân tôi cũng chưa được nhìn thấy. Còn việc họ tận thu này thì tôi có nhìn thấy.
Bản chất việc tận thu là gì?
Chỉ là lợi ích một nhóm hoặc cá nhân thôi. Chứ cộng đồng thì không đáng bao nhiêu so với bệnh viện để bệnh viện quan tâm. Vì tôi đã từng làm về tái chế rồi nên tôi biết. Với khối lượng đầu vào không nhiều mà đầu tư hẳn dây chuyền thiết bị xử lý làm sạch thì tôi khẳng định là lỗ. Với khối lượng nhỏ. Khi đầu tư dây chuyền sẽ phải có sông suất, đáp ứng được thì mới hiệu quả. Nếu họ có lắp hệ thống máy đắt tiền đó, thì đơn vị thẩm định phải là tầm cỡ Bộ Y tế. Phải có thẩm định, cấp phép thiết bị có đảm bảo xử lý chất thải tiệt trùng không.
Với những yêu cầu rất nghiêm ngặt, khoa học, hệ thống để có được bộ xử lý. Thì anh có tin 1 bệnh viện nào đó ở Hà Nội, 1 khoa nào đó ở Hà Nội có thể đầu tư được cái máy này để xử lý, bán để tăng thêm thu nhập không?
Tôi nghĩ là không.
Nhựa này có tái chế được thành ống hút, thìa muôi, thìa ăn sữa chua…?
Khuyến cáo thì là không nên, nhưng cũng cực kỳ khó, vì hiện trạng bây giờ mình khuyến cáo thôi, chứ nếu xử lý đúng quy trình, đảm bảo nó tiệt trùng, được làm sạch thì nói thực sự - nhựa y tế là nhựa cao cấp, chỉ sản xuất 1 lần, không tái chế, thì việc có nên làm ống hút, thìa… thì tôi nói luôn là mình không nên nhưng cũng cực kỳ khó kiểm soát. Nó có thể đến những nhà sản xuất xô chậu, nhưng cũng có thể đến những nhà sản xuất ống hút, thìa nhựa…
Chúng tôi đã trực tiếp quay phim lén cảnh họ dùng tay có đeo găng tay, phân loại, xử lý các rác thải y tế độc hại đầy máu me như thế này. Mời ông xem!
Tôi hiểu. Thì mình mới đi sâu vào vấn đề là ở đấy người ta làm như thế nào. Nếu dùng tay không thì chắc chắn có vấn đề, hoặc người ta xử lý - khi công nhân phân loại trực tiếp cắt, băm, chặt khi mà máu me vẫn còn nguyên, chưa được xử lý tiệt trùng thì tôi nghĩ là không đúng quy trình. Vì bản thân công việc đấy đã nảy sinh lây nhiễm chéo và trước hết ảnh hưởng đến chính người công nhân đang làm. Rất có thể người ta bị lây nhiễm, nguy cơ rất cao, lỡ dính máu có HIV, chỉ cần cái xước tay nhỏ là dính ngay. Người ta làm thế này là tiếp xúc gần như trực tiếp luôn, dây chuyền ống lọc vẫn nguyên máu, đập là nó chảy ra luôn, trông rất phản cảm, thứ hai là tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm, và sai quy trình.
Ông Bùi Chí Bình, Giám đốc Urenco 10, đơn vị ký hợp đồng đã hơn 13 năm tham gia xử lý rác thải y tế các loại cho hơn 80 bệnh viện lớn nhỏ |
“Sơ chế” rác thải y tế đầy máu người như ở video này rồi, thì sau đó xử lý … cũng vô ích!
Theo quan sát của anh, lượng nhựa từ các bệnh viện này, mà các anh thu gom, họ bán cho các anh có ít hơn so với số lượng lẽ ra phải bán (họ tận dụng để bán và tư lợi cá nhân)?
Nếu có con số thống kê cụ thể thì tôi mới trả lời được. Con số họ đưa ra chỉ là mỗi ngày mỗi giường bệnh thải ra khoảng 0,5 - 0,7kg chất thải nguy hại. Mình nhân lượng giường bệnh thì ra tổng chất thải. Rác thải y tế ở bệnh viện Việt Đức hay Bạch Mai là khoảng 25 - 30 tấn/tháng hoặc hơn nữa! Nhưng người ta chỉ tính tổng chứ không nói nhựa bao nhiêu, bơm kim tiêm bao nhiêu, găng tay bao nhiêu… Trong việc thu gom về, mọi chất thải y tế đựng trong túi vàng, buộc kín lại, đựng trong thùng, thùng cũng không được mở ra cho đến khi đưa vào lò đốt. Nên việc kiểm soát được là có nhiều hay không thì rất khó. Còn về cảm quan, với kinh nghiệm đốt, thì theo tôi lượng nhựa, cao su (mà các bệnh việc bán ra) là có giảm.
Vậy thì, gần đây lượng rác thải y tế dạng nhựa người ta chuyển đến đốt ít hơn? Tại sao?
Như xem ở đây thì có thể thấy rất nhiều cái rác thải y tế dạng nhựa này đang được tuồn ra ngoài, các làng tái chế như Triều Khúc (Hà Nội), làng Khoai (Minh Khai) ở Hưng Yên, khối lượng chất thải y tế về đấy rất nhiều. Và rõ ràng nó độc hại, nguy hiểm.
Xin hỏi thật, cá nhân anh, anh nghĩ gì khi xem những hình ảnh chúng tôi vừa chiếu?
Họ quá liều khi đánh đu sức khỏe của mình với một vài đồng bạc. Họ đã làm trái với quy trình, rất nguy hiểm.
Không những họ đánh đu sức khỏe tính mạng của mình mà họ còn bắt cả cộng đồng đánh đu theo vì những cái này mà phát tán ra môi trường thì mức lây lan lan tỏa rất đáng sợ, mức kiểm soát sẽ rất khó.
Giả dụ họ làm đúng sai phạm này, đúng quy trình mà anh em mình đang lên án đây, sau đó họ đem đi họ hấp rồi họ mang đi bán thì còn đúng hay sai?
Như tôi đã nói, cái việc đầu tiên đó là phải xử lý tiệt trùng các chất thải lây nhiễm việc đầu tiên phải xử lý nó khỏi lây nhiễm thì nó mới trở thành chất thải thông thường, nghĩa là họ phải làm việc đấy trước, sau đó họ mới làm công việc cắt và nghiền này. Đây họ đang làm công việc này trước thì họ có đem đi tiệt trùng thì chả giải quyết vấn đề gì cả.
Tôi muốn nhấn mạnh, các rác thải máu người tràn ngập như thế này mà lại tái chế thành dụng cụ trong mâm cơm, để cho người ta sử dụng để ăn uống, thì kể cả nó không có vi trùng, kể cả không vấn đề về khoa học và sức khỏe, thì vấn đề về đạo đức cũng là không thể chấp nhận được.
Nó liên quan đến vấn đề xã hội, nên nói rằng cho tái chế cái (rác thải y tế độc hại đầy máu người) này để đưa ra làm các sản phẩm liên quan trực tiếp đến miệng người ta (ống hút, thìa nhựa…) thì vấp phải sự phản đối dữ dội dư luật xã hội ngay.
Chân thành cảm ơn anh!
Bình luận của bạn