Nhịn uống nước không phải là cách phòng đi tiểu đêm
Tiểu đêm nhiều có phải do thận yếu?
Khắc phục chứng tiểu đêm ở người cao tuổi
Tiểu đêm nỗi phiền muộn của người cao tuổi
Uống nước ngay khi thấy những dấu hiệu này!
- Thiếu nước do nhịn uống sớm muộn cũng kéo theo rối loạn chất điện giải, nhất là kali. Người nhịn uống vì thế dễ bị táo bón, mất ngủ...
- Thiếu nước thì không chỉ đường huyết dễ tăng cao mà nhiều loại độc chất khác như acid uric, creatinin cũng có cơ hội tích lũy. Nhiều người tuy uống đủ thuốc, uống đúng thuốc, lại kiêng cữ khắt khe nhưng càng lúc càng mệt chẳng qua vì... thiếu nước! Bằng chứng là nhiều phác đồ điều trị trước đó không hiệu quả bỗng trở nên công hiệu sau khi người bệnh được điều chỉnh nước và chất điện giải.
- Tiểu đêm không hẳn là do uống nhiều nước vào buổi tối. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do bàng quang bị kích ứng trong đêm vì rối loạn dẫn truyền thần kinh sau một ngày dài thiếu nước. Bằng chứng là nhiều người bớt tiểu đêm thấy rõ sau khi uống nước trong ngày cho đủ.
Đúng là không nên uống nước quá nhiều trong buổi tối nếu không phải làm việc đổ mồ hôi trong đêm. Nhưng cố gắng giới hạn lượng nước uống trong ngày để mong đừng tiểu đêm thì sai.
Trái lại, nên lưu ý:
- Uống nước cho đủ, tối thiểu 2 lít nước trong khoảng 8 giờ đến 18 giờ mỗi ngày.
- Giảm lượng nước uống sau bữa ăn chiều. Nên nhớ giảm khác xa với ngừng uống. Tế bào không nên thiếu nước trong mọi thời điểm, ngay cả trong lúc ngủ.
- Đừng uống ly nước lớn sát giờ ngủ.
- Đừng chơi thể thao quá trễ vào buổi tối. Thiếu canxi và magiê do hao hụt trên thao trường là một trong các lý do khiến cơ vòng bàng quang co thắt nhiều lần trong đêm cho dù lượng nước tiểu không đáng là bao.
Nếu nước chiếm 3/4 tổng lượng của cơ thể thì đương nhiên là điều kiện cơ bản để duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Tế bào, đơn vị của sự sống, một khi lâm cảnh thiếu nước trầm trọng thì có cố nhét thuốc thánh cũng bằng không! Nhiều khi vấn đề trở nên nan giải chỉ vì bỏ sót vài chi tiết rất đơn giản.
BS. Lương Lễ Hoàng
Bình luận của bạn