Khắc phục chứng tiểu đêm ở người cao tuổi

Tiểu đêm là một trong những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi, làm suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa đông

Parkinson - Nỗi lo của người cao tuổi

Vitamin ngừa cảm lạnh ở người cao tuổi

Bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh

Giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon

Tiểu đêm – Vòng luẩn quẩn ở người cao tuổi

Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm được hiểu là tình trạng một người phải tỉnh dậy một lần hoặc nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu trong một thời gian dài. Càng có tuổi thì tỷ lệ mắc chứng tiểu đêm càng cao (độ tuổi 20 - 50 là khoảng 5 -15% và lên tới trên 50% người trên 70 tuổi).

Đối với người cao tuổi (NCT), tiểu đêm là một hiện tượng sinh lý phổ biến. Thậm chí, có người mỗi đêm đi tiểu 5 - 6 lần. Đặc biệt, những NCT có bệnh viêm đường tiết niệu, đái tháo đường sẽ càng hay bị tiểu đêm. Ở NCT là nam giới, nếu bị u xơ tiền liệt tuyến, nhất là u xơ có kích thước lớn chèn vào cổ bàng quang sẽ kích thích đi tiểu nhiều hơn. U xơ tiền liệt tuyến cũng gây nên tiểu són, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang. 

Tiểu đêm ở NCT có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chức năng sinh lý bị suy giảm nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Thời gian ngủ của người già thường ít hơn, ít ngủ dễ gây buồn tiểu và ngược lại, đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ mất ngủ. Bên cạnh đó, mất ngủ sẽ làm cho nhiều bệnh nặng thêm, ví dụ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn não, suy nhược cơ thể, viêm đường tiết niệu. Tình trạng này lại gây ra vòng luẩn quẩn: Mất ngủ - Tiểu đêm nhiều - Bệnh tật tăng sinh - Tiểu đêm nhiều - Mất ngủ. 

Mất ngủ -  đi tiểu - mất ngủ là một vòng luẩn quẩn ở NCT

Cách khắc phục chứng tiểu đêm ở người cao tuổi

Đối với những NCT tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng các biện pháp như hạn chế uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu. Mặt khác, để tránh những tai biến não khi thức dậy nửa đêm, cần ngồi dậy từ từ, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa đi tiểu ngoài trời.

NCT nên hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải…; Hạn chế uống nước, bia, nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn.

Đối với những trường hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị. Những bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), tăng huyết áp cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm.

Các chuyên gia lão khoa khuyến nghị, trước khi đi ngủ, NCT nên tập thể dục nhẹ nhàng để giấc ngủ được sâu và kéo dài hơn, tránh việc phải đi tiểu đêm nhiều lần. Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và buồn tiểu nhiều hơn.

Ngoài ra, NCT nên tạo thói quen đi tiểu đúng giờ và đi tiểu trước khi đi ngủ. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress…
Kim Giang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già