Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 31 điểm
Đà Nẵng: Bắn pháo hoa tại 4 điểm trong đêm giao thừa Tết Bính Thân
10 tỷ đồng dành cho bắn pháo hoa ở Hà Nội
Có gì trong cỗ Tết truyền thống của người Nhật Bản?
Đào Nhật Tân sẽ nở đúng dịp Tết: Nông dân được nhờ!
Cụ thể, theo yêu cầu của Sở Y tế Hà Nội, mỗi đơn vị cần cử 1 tổ cấp cứu gồm 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và xe cứu thương với đầy đủ thuốc, trang thiết bị trực đảm bảo y tế. Các tổ y tế được phân công trực chủ động liên hệ, phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã để nhận vị trí trực và triển khai thực hiện.
Theo đó, tại các điểm bắn tầm cao, các đơn vị tổ chức trực từ 7h ngày 7/2 (đêm Giao thừa), đến khi công việc bắn pháo hoa kết thúc. Đối với điểm bắn tầm thấp, công tác trực y tế tổ chức từ từ 6h đến khi việc tổ chức bắn pháo hoa kết thúc.
Nên đọc
Sở Y tế Hà Nội cũng đã thành lập 5 đoàn kiểm tra trực bắn pháo hoa do Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Y tế là trưởng đoàn, thành viên là lãnh đạo các phòng chức năng của Sở Y tế để đôn đốc, cũng như động viên các cán bộ y tế nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo kế hoạch của UBND Hà Nội, năm nay, người dân Thủ đô sẽ có thể xem bắn pháo hoa tại 31 điểm là trung tâm các quận, huyện, thị xã trên toàn địa bàn. Thời gian bắn pháo hoa là 15 phút từ thời điểm bắt đầu năm Bính Thân.
Đảm báo sức khỏe khi đi xem pháo hoa:
Trong đám đông, không khí oi bức và thiếu oxy có thể khiến bạn chóng mặt, nhức đầu và cảm giác buồn nôn. Mùi thuốc pháo tỏa ra từ các đợt bắn có thể là nguyên nhân gây ra những tai nạn sức khỏe không mong muốn. Vì vậy, người già, yếu, trẻ em, người có tiền sử các bệnh tăng huyết áp, hen... không nên tập trung chỗ đông người và nên tránh xa nơi có khói thuốc súng của pháo hoa vì dễ bị khó thở, thay đổi huyết áp đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu có các tình huống không may xảy ra như bị mệt, ngất, khó khở… cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế, hãy bình tĩnh giãn rộng không gian để cho bệnh nhân thở, nới rộng cúc áo, quạt mát cho người bệnh và gọi ngay cấp cứu 115 và nhân viên cứu trợ tại các điểm bắn pháo hoa để được xử trí.
Trong đám đông, không khí oi bức và thiếu oxy có thể khiến bạn chóng mặt, nhức đầu và cảm giác buồn nôn. Mùi thuốc pháo tỏa ra từ các đợt bắn có thể là nguyên nhân gây ra những tai nạn sức khỏe không mong muốn. Vì vậy, người già, yếu, trẻ em, người có tiền sử các bệnh tăng huyết áp, hen... không nên tập trung chỗ đông người và nên tránh xa nơi có khói thuốc súng của pháo hoa vì dễ bị khó thở, thay đổi huyết áp đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu có các tình huống không may xảy ra như bị mệt, ngất, khó khở… cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế, hãy bình tĩnh giãn rộng không gian để cho bệnh nhân thở, nới rộng cúc áo, quạt mát cho người bệnh và gọi ngay cấp cứu 115 và nhân viên cứu trợ tại các điểm bắn pháo hoa để được xử trí.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn