Hiểm họa khôn lường từ thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Tràn lan thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường

Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều loại thuốc giả, kém chất lượng bị cơ quan chức năng thu giữ. Điển hình có thể kể đến nhưthuốc kháng sinh giả ciproxacin 500 tại quầy thuốc Lê Hoa (tiểu khu Vĩnh Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa). Loại thuốc nàycó thông tin trên nhãn thuốc là: tablets ciproxacin 500 (hoạt chất ciproxacin 500mg) không có số đăng ký/Giấy phép lưu hành.Theophân tích mẫu thuốc của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương lấy tại quầy thuốc này, hoạt chất ciproxacin ghi ở trên nhãn thuốc là không tồn tại và kiểm nghiệm không có hoạt chất ciproxacin trong mẫu thuốc.

Bên cạnh đó, loại thuốc kháng sinh viên nén bao phim Roxithromycin 150mg; hộp 2 vỉ x 10 viên; số lô: 232911; hạn dùng: 7/6/2015 do Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex sản xuất cũng không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hoà tan theo tiêu chuẩn cơ sở.

Thuốc Clavophynamox 1000 là thuốc được nhập khẩu bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trungương 1 với thành phần hoạt chất là Clavulanic acid Amoxicillin nhưng qua kiểm nghiệm cho thấy không đạt chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan của hoạt chất Amoxicillin. Loại thuốc này do Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ) sản xuất. Cũng với lỗi vi phạm về chỉ tiêu độ hòa tan và độ tan rã, 2 loại thuốc khác cũng do Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 nhập khẩu từ Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd là Nalidixic acid tabletsBP 500mg và Piroxicam cũng vừa bị Cục Quản lý dược phát hiện kém chất lượng.


Lô thuốc tân dược giả bị công an TP.Thanh Hóa bắt giữ

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cơ quan chức năng đã phát hiện một loại thuốc giả khác là thuốc sepy-O-200, số lô: E-11102, ngày sản xuất: tháng 8/2012, hạn dùng: tháng 7/2014, số đăng ký: VN-12357-11 do Công ty Sakar Healthcare Pvt. Ltd. Ấn Độ, được Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco nhập khẩu. Thế nhưng, theo báo cáo từ Công ty Sakar Healthcare Pvt. Ltd. Ấn Độ thì công ty này đã không sản xuất thuốc sepy-O-200 với số lô: E-11102.

Ngoài những lô thuốc giả, kém chất lượng trên, lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa cũng đã phát hiện, bắt giữ 1,2 tấn tân dược nhập lậu. Chủ lô hàng là bà Nguyễn Thị Thu Hương (39 tuổi, trú Hà Nội) khai mua hàng để chuẩn bị cho việc mở quầy thuốc tại TP. Thanh Hóa. Qua kiểm tra, được biết, đây là tân dược kém chất lượng, giả nhãn mác, không có hóa đơn chứng từ và đều do Trung Quốc sản xuất. Trong số này có viagra và một số loại thuốc đặc trị khác.

Hàng chục loại thuốc chữa bệnh khámhô hấp được thông tin sản xuất đạt chuẩn thế giới nhưng những phát hiện cho thấy chất lượng không như thực tế.Theo ông Nguyễn Việt Hùng- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, từ ngày 1/1/2011 đến 23/8/2013, Cục Quản lý Dược đã phát hiện 37 công ty của 10 quốc gia có thuốc vi phạm chất lượng. Trong đó có 25 công ty dược phẩm của Ấn Độ có sản phẩm vi phạm chấtlượng.

Trước tình trạng gia tăng nhiều loại thuốc ngoại nhập không bảo đảm chất lượng, Cục Quản lý Dược đã có văn bản yêu cầu, từ ngày 1/10 tới, 100% số thuốc nhập khẩu của 37 công ty dược nước ngoài từng có thuốc vi phạm chất lượng, sau khi được thông quan, các công ty nhập khẩu thuốc phải chuyển về bảo quản tại các kho đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” và chỉ được phép đưa ra lưu thông, phân phối khi đã được lấy mẫu, kiểm tra đạt tiêu chuẩn.


Hiểm họa rình rập từ thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Thuốc giả không chỉ đánh lừa người tiêu dùng, chúng còn vô hiệu hóa các liệu pháp điều trị để cứu sống bệnh nhân và trong rất nhiều trường hợp thuốc giả gây ra tác hại to lớn như gây ra các phản ứng dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng cũng như làm bệnh nhân dễ kháng thuốc. Các thuốc giả, thuốc nhái này có thể chứa bất cứ thành phần nào từ phấn bảng, bê-tông nghiền, acid boric hoặc những chất khác và được bán như thuốc thật.


Thuốc giả, thuốc kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dùng

Theo ông Nguyễn Đăng Hòa, Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội - nguyên Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, nếu tác dụng phụ của thuốc thật, thuốc chuẩn nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả, thuốc kém chất lượng lại lên đến 1/10, trong đó nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc.

Điển hình như trường hợp có bệnh nhân phải cấp cứu ở Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai với biểu hiện đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, nôn thốc tháo, hoa mày chóng mặt… Đến khi siêu âm, các bác sỹ mới tá hỏa khi thấy trong dạ dày của bệnh nhân đầy… vỏ thuốc hình con nhộng. Nguyên nhân là do uống phải thuốc giả, kém chất lượng nên chất bột có trong thuốc đã đọng thành lớp trong dạ dày gây đau bụng và ngộ độc toàn thân. Cùng với đó, vỏ thuốc không tiêu hóa được cũng góp phần làm cho bệnh nhân trở nên như vậy. Nhưng bệnh nhân này là trường hợp hiếm hoi được cứu sống. Còn một số bệnh nhân khác bị ngộ độc nặng lại đi cấp cứu muộn vì vậy không điều trị kịp dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, khi uống phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, người uống cũng hay gặp phải tình trạng dị ứng thuốc. Các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc 15 – 30 phút hoặc một vài ngày. Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhất là sự kích ứng, các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như: buồn nôn, ói mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng, điển hình như shock phản vệ… gây nguy hiểm cho người dùng.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra, trung bình mỗi năm, trên thế giới có khoảng 200.000 người chết do thuốc giả, kém chất lượng.


CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn