Tìm thấy bằng chứng cho thấy đột biến của virus H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người - Ảnh: Express.
Canada phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người
Podcast: Cúm gia cầm lây lan qua đường nào?
WHO xác nhận một ca nhiễm cúm gia cầm H9N2 ở người tại Ấn Độ
WHO xác nhận ca tử vong đầu tiên do cúm gia cầm A/H5N2
Ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học đứng ngồi không yên khi virus có dấu hiệu thích nghi với người, dù chưa có bằng chứng về khả năng lây từ người sang người.
Cụ thể, một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Kết quả giải trình tự gene virus cho thấy đã xuất hiện các đột biến có thể giúp virus dễ dàng xâm nhập đường hô hấp của con người.
Các nhà khoa học suy đoán rằng nhiều khả năng đột biến đã xảy ra trong cơ thể bệnh nhân trong thời gian họ bị bệnh. Nếu đúng như vậy, đột biến của virus sẽ biến mất khi thiếu niên này hồi phục.
Tuy nhiên, các nhà virus học về cúm cho biết, các đột biến này là lời nhắc nhở rằng H5N1 nguy hiểm đối với con người, có khả năng gây ra đại dịch nếu nó phát triển khả năng lây nhiễm cho người cao hơn.
Theo MSN, trong một tuyên bố gần đây, Scott Hensley, Giáo sư Vi sinh vật học tại Trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết không có dấu hiệu lây lan từ người sang người, nhưng khả năng đó vẫn còn đáng lo ngại. Trình tự gene mới cho thấy, sự thay đổi trong khả năng xâm nhập tế bào của virus và tình hình này đòi hỏi phải tăng cường giám sát virus.
Điều khiến giới khoa học lo ngại là bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay sống tại trang trại và bệnh nhân sau khi nhiễm virus lại phát triển các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, khiến tình trạng nguy kịch, trong khi loại virus này, lưu hành ở Bắc Mỹ, chỉ gây bệnh nhẹ cho đến thời điểm này.
"Chắc chắn, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bằng chứng về loại đột biến thích nghi này ở H5N1", Tiến sĩ Jesse Bloom, nhà virus học tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson cho biết, theo CNN.
Theo CNN, phân tích của giới khao học cho thấy, chủng virus H5N1 này có 3 đột biến quan trọng gồm: 2 đột biến giúp virus dễ xâm nhập tế bào người và 1 đột biến giúp virus nhân lên hiệu quả hơn trong cơ thể người. Ban đầu bệnh nhân chỉ bị viêm mắt nhưng sau đó tiến triển thành viêm phổi nặng, cho thấy virus có thể đã thích nghi dần với đường hô hấp của con người.
Tuy nhiên, xét nghiệm trên khoảng 36 người tiếp xúc gần không phát hiện ca nhiễm nào, chứng tỏ virus chưa có khả năng lây từ người sang người. Các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu và phát triển vaccine phòng ngừa.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Canada cũng khẳng định virus cúm gia cầm H5N1 trong cơ thể của thiếu niên ở Vancouver không phải là chủng virus lây lan từ bò sữa ở Mỹ. Thay vào đó, họ xác định loại virus H5N1 đột biến này xuất phát từ các loài chim hoang dã như ngỗng ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát dịch ở gia cầm tại British Columbia và tiểu bang Washington khiến hơn một chục trường hợp đã được phát hiện trong tháng qua.
Theo MSN, thống kê cho thấy, đã có 53 ca nhiễm virus H5N1 ở người tại Mỹ trong năm nay, phần lớn liên quan đến chủng virus lây nhiễm ở gia súc. Chỉ trừ 1 trường hợp, còn lại tất cả các ca nhiễm đều là những người làm việc tại các trang trại chăn nuôi bò sữa hoặc người tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh. Các bệnh nhân đều bị bệnh nhẹ, chủ yếu là viêm kết mạc (đau mắt đỏ), với các triệu chứng hô hấp nhẹ, không ai phải nhập viện. Trên toàn cầu đã ghi nhận khoảng 900 ca nhiễm kể từ năm 1997, hầu hết do tiếp xúc trực tiếp với động vật bệnh.
Bình luận của bạn