Phòng, chống kháng thuốc: Bài toán cần phối hợp liên ngành

Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024 có chủ đề "Giáo dục. Vận động. Hành động ngay”

Châu Âu đối mặt với siêu vi khuẩn kháng thuốc mới

Chiến lược quốc gia phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam từ 2023 - 2030

Phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc

CDC cảnh báo về vi khuẩn đa kháng thuốc nguy hiểm lây lan ở trẻ em

Phòng, chống kháng thuốc là bài toán cấp bách, cần sự chung tay phối hợp của nhiều bên liên quan

Khoảng hơn 90 năm trở lại đây, các loại thuốc kháng sinh đã được phát hiện và ứng dụng nhiều trong y học, cứu sống vô số người. Thế nhưng, việc việc lạm dụng và sử dụng sai mục đích các loại thuốc kháng sinh lại vô tình trở thành “con dao 2 lưỡi”, gây ra tình trạng kháng thuốc nguy hiểm khi các loại mầm bệnh có khả năng tự thay đổi, thích nghi nhanh theo thời gian, trong khi khoa học hiện đại phải mất rất nhiều thời gian mới có thể nghiên cứu, phát triển ra các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới.

Trong cuộc “rượt đuổi” này, đáng buồn chúng ta lại không phải bên nắm lợi thế! Do đó, việc chủ động phòng, chống kháng thuốc cần phải hành động ngay từ bây giờ.

Các đại biểu chụp ảnh tại sự kiện, đồng lòng, chung tay trong việc phòng, chống kháng thuốc - Ảnh: Cục Quản lý Khám chữa bệnh

Các đại biểu chụp ảnh tại sự kiện, đồng lòng, chung tay trong việc phòng, chống kháng thuốc - Ảnh: Cục Quản lý Khám chữa bệnh

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc lạm dụng và sử dụng sai mục đích thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật và thực vật là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển nhiễm trùng kháng thuốc. Nói cách khác, việc sử dụng thuốc thiếu hợp lý trong y tế, cũng như trong trồng trọt, chăn nuôi… đều có thể đẩy nhanh quá trình xuất hiện các vi sinh vật kháng thuốc. Đây là lý do việc phòng, chống kháng thuốc cần sự chung tay, phối hợp đa ngành (như y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương…) cũng như từ tất cả mọi người, mọi cá nhân, tổ chức.

Kế hoạch hành động để phòng, chống kháng thuốc tại nước ta trong thời gian tới

Tại sự kiện hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024 diễn ra sáng ngày 22/11 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã vạch ra 4 mục tiêu lớn về vấn đề phòng, chống kháng thuốc tại nước ta từ nay tới năm 2025.

TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết cần tập trung tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc trên toàn quốc gia - Ảnh: Cục Quản lý Khám chữa bệnh

TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết cần tập trung tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc trên toàn quốc gia - Ảnh: Cục Quản lý Khám chữa bệnh

Theo đó, 4 mục tiêu này bao gồm:

- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y, cũng như người dân về việc phòng, chống kháng thuốc.

- Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc theo cách tiếp cận “Một sức khoẻ” để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của vi sinh vật.

- Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.

- Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người một cách hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

Để đảm bảo thực hiện được 4 mục tiêu lớn này, Bộ Y tế cũng đã đưa ra kế hoạch hoạt động với 5 hướng chính sau:

 

- Cần sự phối hợp liên ngành.

- Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức.

- Tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người.

- Giảm sự lan truyền của vi sinh vật kháng thuốc và bệnh truyền nhiễm.

- Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ: “Kháng kháng sinh không đơn thuần là câu chuyện của ngành y tế. Để phòng, chống được tình trạng kháng thuốc, chúng ta cần sự phối hợp liên ngành, giữa y tế, nông nghiệp, cũng như các ngành khác có liên quan để thực hiện mục tiêu chung phòng, chống kháng kháng sinh. Thứ hai, chúng ta cũng cần tập trung vào việc truyền thông, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các cấp, cho tới từng doanh nghiệp, từng cán bộ y tế và cả người dân. Đây là một vấn đề tất cả chúng ta cần chung tay giải quyết, chứ không phải việc đơn lẻ của một tổ chức hay cá nhân nào. Trách nhiệm là của cả cộng đồng, chứ không thể chỉ dồn lên các cán bộ y tế”.

Năm 2023, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một bước tiến lớn trong việc xây dựng hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người. “Bộ Y tế cũng đã xây dựng “mạng lưới” các bệnh viện, với sự tham gia của khoảng 50% số bệnh viện trực thuộc Bộ. Ban lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu mỗi tỉnh, thành phố phải có 1 bệnh viện tham gia vào mạng lưới này. Sắp tới, Bộ cũng có cổng thông tin về phòng, chống kháng thuốc. Tại đó, các báo cáo, cập nhật sẽ được thông tin trực tiếp về Bộ một cách định kỳ để kịp thời đưa ra chỉ đạo”, TS. Hà Anh Đức cho biết.

Ngoài ra, để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người hợp lý, an toàn và có trách nhiệm, lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh không chỉ các cơ sở khám - chữa bệnh, các trung tâm y tế hay bệnh viện, mà ngay cả các cơ sở kinh doanh dược phẩm cũng có nhiệm vụ phải báo cáo định kỳ về việc quản lý kê đơn, bán thuốc theo đơn, từ đó mới có thể giảm tải áp lực cho các y bác sĩ tại bệnh viện.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội