Lễ hội lồng thồng tại Lạng Sơn

Lễ hội lồng thồng Bủng Kham cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

5 điềm báo bạn sắp gặp may mắn

Mùa Valentine: 5 thực phẩm giúp quý ông tăng ham muốn

Bắc Bộ còn rét đậm, rét hại trong 2 ngày nữa

Massage có giúp giảm viêm họng, khản tiếng thường xuyên?

Ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Đại Đồng (Tràng Định, Lạng Sơn) lại tổ chức lễ hội lồng thồng Bủng Kham. Theo truyền thuyết, bảy nàng tiên trốn Ngọc Hoàng xuống trần ngắm cảnh, khi đi qua vùng đất này dừng chân tắm mình trong dòng nước mát. Nghe tiếng gọi của Thiên Đình, các nàng vội mặc xiêm y bay về trời để quên bảy dải lụa biến thành bảy dòng suối lượn quanh cánh đồng Thất Khê màu mỡ. Trong các dòng suối thì suối Năm Ăn lớn nhất, các tiên nữ thường vui đùa vãn cảnh khắc lên gò đá gần đó bàn “Chẹt Khum” (ô ăn quan).

Người dân quan niệm hàng năm tổ chức lễ bái tại “Chẹt Khum” và Năm Ăn sẽ được các thần tiên phù hộ, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn, gia đình yên ổn. Nên người dân xã Đại Đồng duy trì lễ hội Bủng Kham thường xuyên.

 
 Trong phần lễ, thầy cúng đến thắp hương tại các mâm lễ bên gò đá “Chẹt Khum” và thực hiện nghi lễ xin phép các vị thần linh gồm Thần Nông, Thần Tiên và Thần Hoàng Trùng cho dân làng mở hội.

Người dân 24 thôn bản trong xã mang lễ vật dâng cúng các vị thần linh. Các mâm lễ được trang trí cẩn thận, gồm sản vật đặc trưng của địa phương, đặt thẳng hàng ngay ngắn tại nơi tế lễ theo từng cung bậc, gồm: một con gà trống thiến hoặc một thủ lợn đặt trên mâm xôi cùng bánh dày, bánh chưng, hoa quả, khẩu sli, khẩu xà, xôi, oản, rượu, vàng hương...

Thầy cúng khấn làm trong sạch các mâm lễ bằng “nước thánh”.

5 thầy tế lễ làm lễ bái và lần lượt đọc tên các lễ vật của 24 thôn dâng cúng cho thần linh. Sau đó, các thầy lần lượt dâng lễ: hương, trà, tửu, thực lên các ban thờ Thần Nông, Thần Tiên, Thần Hoàng Trùng cùng cầu khấn cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, hạnh phúc…

Đoàn sư tử mèo vào múa chào mừng lễ hội.

Đến giờ tốt, nghi thức “lồng thồng” (xuống đồng) được thực hiện sau một hồi trống, chiêng. Đại diện Ban tổ chức và người dân trong xã sẽ xuống ruộng cùng cấy những cây lúa đầu tiên của năm mới.

Trò “gieo lộc” trong phần hội được thực hiện với biểu tượng của “lộc” là bỏng ngô, bỏng thóc nếp và hạt thóc giống. Ông Hoàng Văn Lang được chọn đóng vai “Thần Nông” tiến hành gieo lộc. Người dân quan niệm ai dự hội hứng được nhiều lộc thánh thì năm đó làm ăn phát đạt, gia đình ấm no...

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin