Nhạc sỹ Thanh Tùng
Nam Cường bất ngờ kết hôn, vợ xinh như hot girl
Top 10 bản nhạc hòa tấu bất hủ (P1)
Top 10 bản nhạc hòa tấu bất hủ (P2)
“Bản nhạc viết từ địa ngục” gây sốt sau 500 năm
Anh Nguyễn Thanh Bách - con trai nhạc sỹ xác nhận thông tin bố qua đời và cho biết gia đình đang chuẩn bị hậu sự cho ông. Nơi an nghỉ của ông được chọn tại Công viên Thiên Đức (Vĩnh Hằng Viên, tỉnh Phú Thọ).
NSND Trần Bình - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương ngậm ngùi: “Tôi vừa đi công tác về, khi nghe tin dữ, tôi rất sốc và buồn”, ông chia sẻ.
Ca sỹ Mỹ Dung - người học trò nhỏ của Thanh Tùng, nghẹn ngào: “Mọi chuyện xảy ra quá đột ngột. Tôi nghe mà đau xót vô cùng. Tôi cũng ân hận vì thiếu sót của mình. Mấy năm qua vì bận chuyện gia đình, tôi không có thời gian thường xuyên thăm hỏi thầy. Dù thầy bị bệnh đã 8 năm trời, cơ thể yếu, nhiều lần phải ngồi xe lăn lên sân khấu nhưng không ai ngờ thầy lại ra đi như vậy”. Lúc sinh thời, nhạc sỹ Thanh Tùng luôn dành sự ưu ái cho Mỹ Dung. Một trong những sáng tác cuối cùng của ông là Hoa cúc vàng cũng được ông tin tưởng giao cho giọng ca Sao Mai điểm hẹn.
Thanh Tùng đã có những năm tháng tuổi trẻ chọc trời khuấy nước, những niềm vui bất tận bên những người phụ nữ đẹp. Trong số ấy có cả các hoa khôi, nhưng sau này ai cũng an phận gia đình. Ông thường kể về chuyện yêu nhiều của mình như một chuyện vui. Và ông nói, tình yêu giúp ông nuôi được những cảm xúc lâu dài trong âm nhạc. Những người phụ nữ ông yêu, đều chấp nhận cuộc sống không ràng buộc, hoàn toàn chỉ “yêu như là yêu thôi”. Ông nghĩ lại về cuộc đời của mình: “Những cuộc tình đi qua, để lại cho tôi một điều, con người sẽ cô đơn, nhỏ bé, yếu đuối biết bao, đơn điệu biết bao nếu sống không có tình yêu”.
Có người giải thích, Thanh Tùng được yêu vì ông nổi tiếng và giàu có. Nhưng nếu vì thế thì người ta chỉ gặp những cô gái “đào mỏ”, chứ không thể có những người "xin chết" xung quanh như vậy. Có thể hấp lực của người đàn ông này thuộc về cốt cách, như một thứ từ trường âm thầm lan tỏa, chỉ có thể cảm được mà không thể diễn tả. Ông tự nhận mình giống con công, mà con công đực thì rất đẹp và điệu đà, thu hút nhiều công cái. Nhưng điểm đáng quý của con công không phải bộ cánh, mà bởi đặc tính chung tình, công trống bị chia lìa khỏi bạn tình thì nó không sống được quá ba tháng.
Trần Bình bảo, Thanh Tùng may mắn nhưng cũng bất hạnh hơn người ở chỗ, ông có người vợ tuyệt vời cả về nhan sắc và nhân cách, nhưng bà ra đi rất sớm, từ những năm đầu thập niên 90, sau 18 năm sánh bước bên ông. Thanh Tùng thường gửi nỗi yêu thương, sự cô đơn, mất mát trong những bài hát như cách trải lòng cùng người vợ đang ở trên thiên đàng. Năm 1998, ông viết Một mình. 2007, ông viết Hoa cúc vàng đều là dành tặng cho mẹ của ba đứa con mình.
Sẽ là mâu thuẫn khi nói một người yêu nhiều lại là một người chung thuỷ. Nhưng đó là sự thật trong cuộc sống tình cảm của Thanh Tùng. Vợ ông lâm bệnh một thời gian trước khi qua đời. Phút lâm chung, có mặt cả Trịnh Công Sơn bên giường bệnh, bà hỏi Thanh Tùng: “Nếu em chết anh có lấy vợ mới và bỏ các con không?”. Thanh Tùng gọi đó là tuyên án chung thân, bởi chỉ “không” là có thể nói lúc này. Vợ nhắm mắt, Thanh Tùng một mình nuôi ba con Bách, Thông và Bạch Dương trưởng thành. Không ai trong số con cái của ông phản đối sự đào hoa của cha, bởi họ biết, ông yêu nhưng để đưa một phụ nữ về thay mẹ họ, thì không bao giờ.
Chính vì thế, Thanh Tùng sống trọn nửa đời trong cô đơn giữa ngôi nhà lớn. Ông nói về cuộc sống một mình: “Không còn cảm giác cô đơn nữa dù người ngoài nhìn vào thấy tôi một mình. Tôi có gia đình hạnh phúc, có đông bạn bè. Trong thân phận của mình, tôi tìm được sự lý giải về tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi. Chưa chắc hai người ở cạnh nhau đã có hạnh phúc, đã hết cô đơn. Nhưng nếu cuộc sống chỉ có một người và người này vẫn nhớ về người kia, vẫn cảm thấy người kia luôn hiện diện thì sẽ không cảm thấy cô đơn”.
Với bản nhạc Một mình, nhiều người phụ nữ đã coi Thanh Tùng là thần tượng bởi sự chung tình của nhạc sỹ với người vợ đã khuất. Rung cảm chân thành trong từng lời ca, từ giọt mồ hôi tóc mai cho đến buổi tan ca đón con về. Nó thật đến mức không ai hồ nghi về tính cô đơn nghệ sỹ thường đưa ra như một thứ men sáng tạo đơn thuần: “Vắng em đời còn ai với ai. Ngất ngây men rượu say. Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ. Cô đơn, cùng với tôi về”.
Trong lần dạo chơi Hà Nội năm 2008, Thanh Tùng bị xuất huyết não và bị di chứng nặng nề. Ông liệt bên phải, nói khó khăn, bị đái tháo đường và thận. Hàng tuần, ông đều phải tới bệnh viện Bạch Mai chạy thận. Ông nhập viện từ đầu tháng 3, sau gần hai tuần thì qua đời.
Thanh Tùng sỹ sinh ngày 15/9/1948 tại Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 6 tuổi ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp năm 23 tuổi.
Từ năm 1971 đến 1975 Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại TP.HCM và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình TP.HCM và khai sỹnh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Thanh Tùng cũng là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh, Cánh chim báo tin vui của Đàm Thanh...
Năm 1975 Thanh Tùng viết ca khúc đầu tay Cây sầu riêng trổ bông cho một vở cải lương. Từ 1987, Thanh Tùng trở thành một nhạc sỹ nổi tiếng với nhiều sáng tác, trong đó rất nhiều ca khúc được giới trẻ yêu thích như Hát với chú ve con, Hoàng hôn màu lá, Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về...
Bình luận của bạn