Nhiều lễ hội truyền thống trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ, đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Lễ hội lồng thồng tại Lạng Sơn

Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ sáu (10/2/2017)

Bắc Bộ còn rét đậm, rét hại trong 2 ngày nữa

Bí quyết đánh bay mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Theo đó, 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận lần này có tới 6 di sản là lễ hội. Danh sách các di sản văn hoá phi vật thể quốc gia bao gồm:

1. Hạn Khuống của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

2. Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ, đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

3. Lễ Tịch điền, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

4. Lễ hội Đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

5. Hội vật Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

6. Lễ hội Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

7. Lễ hội Chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

8. Lễ hội Đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

9. Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

10. Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer, huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

11. Hát Sắc bùa Phú Lễ, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

11 di sản văn hóa phi vật thể mới được bổ sung vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia lần này thuộc 4 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian.

Hiện nay, trên cả nước có 202 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin