Số lượng chị em tìm đến ngân hàng lưu trữ trứng ngày càng nhiều
Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về hỗ trợ sinh sản
Không thụ thai khi chức năng sinh sản bình thường là do đâu?
Giải pháp nào cho các trường hợp có nguy cơ vô sinh hiếm muộn?
Tinh dịch loãng có nên dùng TPCN Linh Tự Đan?
Dự trữ cho tương lai
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Hà Nội, bà có tiếp nhận một nữ bệnh nhân trên 50 tuổi, trước đó gia đình đã có đủ con trai, con gái nhưng không may người con trai 22 tuổi bị tai nạn tàu hỏa đã qua đời. Gia đình lúc này muốn sinh thêm con nhưng bà mẹ không còn trứng trong khi người chồng vẫn hoàn toàn có thể sinh con bình thường. Gần một năm nay cả gia đình vẫn đang phải xin trứng ở nhiều nơi nhưng chưa thành công.
Khó khăn của gia đình có con trai bị tai nạn tàu hỏa đã qua đời kể trên có thể được hóa giải dễ dàng nếu có nguồn dự trữ trứng của người mẹ.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Tảo - chuyên gia về hỗ trợ sinh sản và là Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ phôi, Học viện Quân y, rải rác đã có những phụ nữ quyết định dự trữ trứng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản.
Tuy nhiên do chi phí dự trữ trứng khá đắt (giá tại một bệnh viện tư ở Hà Nội riêng chọc hút trứng đã gần 10 triệu đồng/ca, chi phí lưu trữ lên tới hàng chục triệu đồng) và kỹ thuật khó khăn hơn, nên số người quyết định dự trữ trứng chưa nhiều.
Không ít gia đình gặp nhiều khó khăn khi muốn sinh con bởi thiếu... trứng
GS. Tảo cho biết, những người có nhu cầu dự trữ trứng là người có bệnh lý cần điều trị hóa chất, cần gửi trứng trước điều trị để tránh tổn thương thế hệ tương lai sau quá trình điều trị dài. Hoặc đó là các phụ nữ chưa lập gia đình khi tuổi đang lớn dần, các chị có thể dự trữ trứng để khi có quyết định sinh con thì trứng vẫn còn tốt...
“Sau tuổi 40 thì khả năng mang thai tự nhiên khó khăn hơn nhiều, sau tuổi 45 nội tiết tố suy giảm và buồng trứng giảm dần hoạt động. Lúc này nếu gia đình có nhu cầu sinh con thì nếu không có trứng hoặc phôi dự trữ là bất khả kháng”- ông Tảo cho hay.
Gần đây đã có những phụ nữ sinh con sau khi đã mãn kinh (người lớn tuổi nhất được công bố là sinh con trai khi đã 58 tuổi hồi giữa năm nay), ông Tảo cho biết nếu niêm mạc tử cung còn tốt và có trứng lưu trữ, sau khi mãn kinh họ vẫn có thể có con đẻ của mình.
Không ai mong 58 tuổi mới sinh con, nhưng trong những tình huống nhất định đó vẫn là những ước mong nhân văn và cần được hỗ trợ.
“Xu hướng hiện nay là nhiều người lo sự nghiệp, học hành, thậm chí có thể muốn dành thời gian còn độc thân và trẻ trung đi du lịch, khám phá những vùng đất mới, nhiều người 35-36 tuổi thậm chí cao hơn mới lập gia đình. Tuổi này nếu bắt đầu sinh nở thì chất lượng trứng không tốt như khi còn trẻ.
Nếu trữ được trứng hoặc phôi từ trước tuổi 25 hoặc trước 30 tuổi thì chất lượng sẽ tốt hơn nhiều mà không ảnh hưởng tới chất lượng buồng trứng”- bác sĩ Hiền cho biết.
Các kỹ thuật hiện nay có thể giúp lưu trữ trứng khoảng 10 năm
Có thể lưu trữ
khoảng 10 năm
Theo bác sỹ Hiền, khi lưu trữ trứng, các bác sỹ cũng tiến hành các thủ thuật tương tự như với người làm thụ tinh trong ống nghiệm, với số lượng trứng được lấy khoảng 15 trứng. “Với người còn trẻ thì số lượng này không ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng”- bác sĩ Hiền cho biết.
Thời hạn sử dụng của trứng được bảo quản có thể kéo dài trong khoảng 10 năm.
Sau khi hoàn tất các kỹ thuật để lấy được trứng, các kỹ thuật viên đưa trứng vào trữ đông và khi cần sử dụng thì đem rã đông và thụ tinh trong ống nghiệm như thông thường. Thời hạn sử dụng của trứng được bảo quản, theo bác sỹ Hiền, có thể kéo dài trong khoảng 10 năm.
Một trong những lo ngại của những người gửi trứng là có nguy cơ nhầm lẫn, bởi ngay cả trường hợp em bé đã sinh ra vẫn có thể trao nhầm, nữa là gói trứng nhỏ xíu? Bác sỹ Hiền cho rằng không thể khẳng định tuyệt đối là không có nhầm lẫn, nhưng chắc chắn các ngân hàng sẽ mã hóa các mẫu gửi và theo dõi để trả về đúng cho chủ, tránh tối đa nguy cơ nhầm lẫn.
Tỷ lệ thành công khi thụ thai đối với trứng đông lạnh là khoảng dưới 40%
Với các trường hợp có bệnh lý cần điều trị hóa chất, theo ông Tảo, nên lấy trứng trước khi điều trị hóa chất, nhưng riêng bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì không thể thực hiện do quá trình lấy trứng trữ đông có giai đoạn tiêm kích trứng sẽ đồng thời kích cả khối u tuyến giáp to lên.
Theo ông Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y tế kiêm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia, nếu để lưu trữ thuận tiện thì nên lưu trữ phôi (trứng đã thụ tinh) thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn trữ trứng.
“Tỷ lệ thành công với phôi đông lạnh tương đương phôi tươi là 40 - 60%, nhưng trứng đông lạnh thì tỷ lệ thành công thấp hơn nhiều”- ông Tiến cho biết.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, hiện Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia có nhận lưu trữ trứng nhưng chỉ trong những trường hợp hãn hữu, còn việc nhận lưu trữ phôi thì mở rộng. Các cơ sở hỗ trợ sinh sản khác cũng nhận lưu trữ phôi với chi phí tương tự như thụ tinh trong ống nghiệm cộng thêm phí bảo quản phôi đông lạnh (khoảng từ 40-60 triệu đồng tùy trường hợp). Bệnh viện Chuyên khoa nam học và hiếm muộn Hà Nội thì nhận lưu trữ cả trứng và phôi.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn