- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai cần thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ và phòng ngừa bệnh tật theo đúng hướng dẫn y tế
Phân biệt Covid-19, cúm và dị ứng thông thường
10 lý do không nên hoảng hốt vì Covid-19
18 cách tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch
Dọn dẹp nhà cửa thế nào để ngăn ngừa mầm bệnh?
Covid-19 (nCoV hay SARS-CoV-2) gây viêm đường hô cấp đang là mối quan tâm của toàn cầu. Trong đó Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm bởi sức đề kháng yếu.
Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, sự thay đổi hệ thống miễn dịch khi mang thai khiến Phụ nữ có nguy cơ bị cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc kích thích co bóp tử cung thai phụ gây sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Covid-19 gây ho, sốt, suy hô hấp nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến 2 nhóm đối tượng này.
Thông tin từ các nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Phụ sản Hoàng gia Anh, Đại học Nữ hộ sinh Hoàng gia Anh, Đại học Nhi khoa và Sức khỏe trẻ em Hoàng gia Anh cho thấy: Từ khi bùng dịch đến thời điểm hiện tại, Phụ nữ mang thai chưa xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm Covid-19 và cũng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy khả năng truyền virus từ mẹ sang con.
Bác sỹ Edward Morris, Hiệu trưởng trường Đại học Phụ sản Hoàng gia Anh cho biết: “Chúng tôi đang tìm hiểu và nghiên cứu về virus corona. Mặc dù chưa thể nghiên cứu rộng rãi nhưng thời điểm này các thai phụ có thể yên tâm, phòng dịch theo đúng quy định của tổ chức y tế. Các thông tin mới nhất sẽ được cập nhật liên tục trong thời gian tới”.
Các em bé có mẹ dương tính với Covid-19 được sinh ra khỏe mạnh
Tổng hợp từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra: Tại Vũ Hán, trong 147 phụ nữ mang thai, 64 người được xác nhận dương tính với virus corona, 82 trường hợp nghi nhiễm và một trường hợp không có triệu chứng. Trong số 64 người được xác định nhiễm COVID-19, chỉ có 8% có các triệu chứng nghiêm trọng và 1% phải điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu khác của Tạp chí y khoa Lancet đã theo dõi 9 phụ nữ mang thai dương tính với loại Covid-19 tại tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc). Cả 9 thai nhi được sinh ra bằng cách sinh mổ, mẹ và bé hoàn toàn khỏe mạnh, không xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Xét nghiệm cho thấy không có virus SARS-CoV-2 trong nước ối, máu dây rốn, sữa mẹ và dịch phết họng trẻ sơ sinh được lấy mẫu.
Giáo sư Russell Viner, Hiệu trưởng trường Đại học Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia Anh cho biết: “Hiện tại, chúng ta không cần thiết phải cách ly trẻ sơ sinh và sản phụ dương tính với virus corona. Điều này có ý nghĩa đối với cả bà mẹ và em bé. Chúng tôi thấy lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ lớn hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chủ động chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch khi có diễn biến phức tạp”.
Để chuẩn bị phòng dịch bệnh lan rộng, các bệnh viện đang chuẩn bị các phương án: Khám thai định kỳ qua điện thoại, phân chia các khu riêng biệt dành cho phụ nữ mang thai, sản phụ nhập viện sau sinh... để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, thai phụ cần thiết lập giữ gìn vệ sinh và chế độ sinh hoạt điều độ ăn ngủ, tập thể dục khoa học sẽ giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng và tốt cho thai nhi.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1271/QĐ-BYT: Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí bệnh COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
- Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19
- Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm, nhiễm COVID-19.
- Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19
Bình luận của bạn