Thai trong thai – hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp

Thai trong thai – hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp

Bà bầu dùng quá liều omega có bị động thai không?

Tại sao phụ nữ mãn kinh hay bị viêm âm đạo?

Những đồ uống lành mạnh cho người bị đái tháo đường

Đi khám bệnh mới biết mang tinh hoàn 'khủng'

Vụ việc được nhắc đến trong các bản tin thời sự trên khắp thế giới và Bhagat trở thành một trong số khoảng 100 người từng được ghi nhận trong lịch sử y học về tình trạng kỳ lạ có tên là thai trong thai.

Lịch sử của thai trong thai

Nhà giải phẫu học người Đức Johann Friedrich Meckel đã lần đầu tiên mô tả về thai trong thai vào cuối thế kỷ 18. Mặc dù các nhà khoa học phỏng đoán rằng đây là hệ quả của khôi u quái phát triển mức độ cao - một loại khối u cấu tạo từ mô tổ chức của nơi khác, như răng và xương, song Meckel đã nhận ra khối u thực ra là một bào thai sinh đôi đang phát triển. Thông thường, cả hai bào thai của thai ký sinh đều sẽ chết trước khi sinh, nhưng đôi khi thai ký sinh tồn tại trong thai chủ trong nhiều năm sau khi đẻ.

Thai ký sinh có 4 chi, cột sống, xương sườn, ruột và hậu môn. Hong Kong Medical Journal

Theo The Embryo Project Encyclopedia, để được phân loại là thai trong thai và không phải là u quái, khối u phải có bằng chứng về tổ chức cơ thể, như có các đột sống, mầm chi hoặc mô nội tạng. Thai sinh đôi ký sinh của Bhagat có bàn tay và bàn chân hoàn chỉnh với móng dài.

Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm chết người, song thai sinh đôi ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ, như trong trường hợp của Bhagat. Khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. Khi thai ký sinh được lấy ra thì thai chủ, dù ở độ tuổi nào, cũng thường sẽ hồi phục bình thường.

Một dạng “khác” của thai đôi

Thai đôi là hiện tượng tự nhiên được chú ý nhất trên trái đất và đã khiến các bác sĩ ngạc nhiên trong nhiều thế kỷ vì sự hiếm hoi của nó. Theo số liệu mới nhất của CDC, chỉ 33,7/1.000 ca sinh sống ở Mỹ là thai đôi.

Phần lớn chúng ta quen thuộc với 2 kiểu thai đôi khác nhau: khác trứng và cùng trứng. Thai đôi khác trứng là khi hai trứng khác nhau được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau, và sau đó phát triển đồng thời trong tử cung của người mẹ. Loại thai đôi này thường mang tính chất gia đình, và người phụ nữ sẽ dễ mang thai đôi khác trứng hơn nếu bản thân có hoặc anh chị em ruột có anh chị em sinh đôi khác trứng. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và thụ thai ở độ tuổi ngoài 30 cũng làm tăng khả năng mang thai đôi kiểu này.

Nhìn gần cột sống của từng thai ký sinh. Hong Kong Medical Journal

Thai đôi cùng trứng hiếm gặp hơn và xảy ra khi một trứng đã thụ tinh phân chia làm hai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiếm gặp hơn nữa là thai đôi dính nhau xảy ra khi quá trình chia tách không hoàn tất. Và hiếm gặp nhất là thai trong thai, xảy ra khi thay vì tách ra thì thai này lại bị “giam” trong thai kia. Khi bị cắt khỏi nguồn máu của mẹ, thai “bên trong” cuối cùng sẽ chết và trở thành thai ký sinh. Đó là vì nó vẫn có cấu trúc giống như dây rốn, giữ cho nó tiếp xúc với nguồn máu nuôi dưỡng từ thai chủ và cho phép nó tiếp tục phát triển – thậm chí sau khi thai chủ được sinh ra.

Đôi khi không phải chỉ một mà nhiều thai bị “giam” trong thai chủ. Điều này đã xảy ra ở Trung Quốc năm 2010, khi một bé gái nặng 4kg được phát hiện đang “mang thai” đôi. Hai thai này hóa ra lại là những “chị em” sinh ba của bé gái và đã bị cơ thể bé gái “bao bọc” từ khi còn trong bụng mẹ. Mỗi thai đều có 4 chi, cột sống, xương sườn, ruột và hậu môn. Chúng nằm giữa gan và thận trái của bé gái và đã được phẫu thuật lấy ra khi bé được 3 tuần tuổi.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin