- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do sự thay đổi độ pH âm đạo
Viêm âm đạo do nấm, vì sao dùng thuốc không khỏi?
9 biểu hiện báo động “vùng kín” có vấn đề
Đặt thuốc chữa viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tự điều trị viêm âm đạo gây ảnh hưởng gì?
Bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế, trả lời:
Chào chị!
Trước tiên, cần nhấn mạnh rằng, viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng từng bị ít nhất một lần trong đời.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do sự thay đổi độ pH. Âm đạo bình thường của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh dao động từ 3,8 – 4,5, hơi có tính acid, dịch tiết âm đạo lỏng, trong và không có mùi. Trong môi trường này, các vi khuẩn tốt và xấu rất nhiều, nhưng chúng “hòa bình với nhau”.
Khi độ pH vượt quá ngưỡng này, các vi khuẩn xấu sẽ tăng sinh, các ký sinh trùng cũng nhờ đó phát triển hơn, khiến âm đạo bị viêm nhiễm, ngứa ngáy, dịch tiết đổi màu và có mùi hôi, khó chịu.
Thế nhưng, độ pH âm đạo rất dễ thay đổi, chỉ cần một tác nhân nhỏ như: Vệ sinh quá sạch, mặc quần lót ẩm hoặc quá chật, sự dao động của hormone nội tiết tố…
Người phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh như chị, muốn trị viêm âm đạo, chỉ đặt thuốc thôi chưa đủ, vì hormone nội tiết suy giảm sẽ khiến độ pH dao động, gây viêm nhiễm. Muốn trị viêm nhiễm âm đạo, người phụ nữ mãn kinh cần bổ sung thêm hormone nội tiết tố. Cách đơn giản và hiệu quả là bổ sung qua các sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp cân bằng nội tiết, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, âm hộ.
Bên cạnh đó, chị cũng không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bởi các loại dung dịch này là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt với môi trường âm đạo.
Nếu tình trạng viêm âm đạo gây khó chịu (như ngứa rát nhiều, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu), chị nên đi khám phụ khoa để bác sỹ tư vấn cách điều trị cụ thể.
Chúc chị sức khỏe!
PV H+
Bình luận của bạn