Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu vực bị phong tỏa vì COVID-19 ở quận 8,TP.HCM - Ảnh: HCDC.
Hà Nội, Quảng Nam, TP.HCM đau đầu trong việc giãn cách xã hội
TP.HCM, Long An phát hiện nhiều ca COVID-19 liên quan đến 1 cơ sở tôn giáo
TP.HCM giãn cách xã hội và phong tỏa quận Gò Vấp từ 0h ngày 31/5
Cả nước thêm 52 ca nhiễm mới, 8 ca liên quan cơ sở tôn giáo ở TP.HCM
Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng cần chuẩn bị kỹ các phương án ứng phó trong tình huống dịch bệnh xấu nhất có thể xảy ra, đồng thời tăng cường tìm các nguồn vaccine để tiêm phòng cho lực lượng tuyến đầu, công nhân và người dân.
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Sở Y tế Thành phố vào chiều 31/5 sau khi tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở TP.HCM.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính đến ngày 31/5, các bệnh viện trên địa bàn đang điều trị cho 221 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 1 trường hợp nặng chuyển đến từ tỉnh An Giang, các bệnh nhân còn lại có sức khỏe ổn định.
Về năng lực điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 của thành phố, ông Tăng Chí Thượng cho biết, hiện nay Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đang điều trị cho 100 bệnh nhân mắc COVID-19 và tiếp nhận cách ly cho 1.200 người từ nước ngoài trở về. Công suất của bệnh viện là 300 giường bệnh, trong đó có 1 phòng mổ để phục vụ cho bệnh có thể phải phẫu thuật.
Theo ông Thượng, thành phố còn có Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ với quy mô 600 giường bệnh, 10 phòng áp lực âm. Từ ngày 6/3 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận cách ly và điều trị 1.852 trường hợp, trong đó 127 ca mắc COVID-19. Hiện bệnh viện vẫn đảm bảo được các vấn đề về chuyên môn, thu dung và điều trị bệnh nhân, sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thành phố đã chuẩn bị phương án có 5.000 ca bệnh trên địa bàn. Hiện tại đã có sẵn hơn 1.900 giường bệnh, trong đó có 200 giường hồi sức với máy thở, hệ thống ECMO tại các bệnh viện tuyến cuối - mỗi bệnh viện tuyến cuối có 2 hệ thống ECMO.
“Như vậy, thành phố đã lên phương án dự trù sẽ điều trị cho khoảng 20% số ca mắc COVID-19 nặng, trong khi chỉ tiêu mà Bộ Y tế đưa ra chỉ là 5%,” ông Tăng Chí Thượng khẳng định.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 7 ngày 31/5 - Ảnh: Tuổi trẻ.
Ghi nhận sự chuẩn bị của Sở Y tế TP.HCM trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhắc nhở: "Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ Ấn Độ, phải tính toán thật kỹ năng lực cung ứng máy thở, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất".
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đề nghị TP.HCM cần tìm cách để có thể chủ động được nguồn vaccine. Ngoài các đối tượng ưu tiên, để đảm bảo duy trì, ổn định cho hoạt động sản xuất thực hiện mục tiêu kép lâu dài, thành phố cần chủ động tiêm cho công nhân, đội ngũ người lao động trong các khu công nghiệp, đội ngũ nhân sự làm việc trực tiếp trong những khu cách ly tập trung.
“TP.HCM phải đi nhanh một bước, phải bảo vệ tối đa cho khu vực tuyến đầu và lực lượng ở tuyến đầu bằng tiêm vaccine", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Trước đó, trong ngày, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã có buổi làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 7 về công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là vấn đề liên quan đến các khu cách ly tập trung trên địa bàn do quân khu quản lý.
Bình luận của bạn