Người dân Hà Nội vẫn đổ ra đường dù đã có lệnh hạn chế đến các điểm công cộng từ UBND thành phố - Ảnh: Dantri
Mỹ gia tăng sức ép với Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch COVID-19
Biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Việt Nam nguy hiểm thế nào?
TP.HCM, Long An phát hiện nhiều ca COVID-19 liên quan đến 1 cơ sở tôn giáo
Bộ Y tế giao thời hạn hoàn tất tiêm vaccine COVID-19 cho tỉnh Bắc Ninh
Tại các thành phố lớn, các điểm du lịch, việc hạn chế người ra đường, tránh tập trung đông người ở các điểm công cộng là điều có vẻ rất khó thực hiện. Ví dụ như tại Hà Nội, mặc dù chính quyền thành phố thời gian qua đã đề nghị người dân không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết, hạn chế việc tập thể dục nơi công cộng, đóng cửa các công viên, sân chơi... tuy nhiên dường như nhiều người không quan tâm.
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng sớm và chiều tối hàng ngày, ở các điểm công cộng như quanh Hồ Gươm, đường ven Hồ Tây hay ven các hồ điều hòa luôn nườm nượp người tập thể dục. Các tuyến phố bao quanh Hồ Gươm từ sáng sớm đã đông nghẹt xe đạp và người đi bộ như chưa hề có lệnh cấm, giãn cách.
Cảnh nhộn nhịp vẫn xuất hiện quanh Hồ Tây các buổi chiều muộn như chưa hề có lệnh cấm - Ảnh:tienphong
Đường ven Hồ Tây những buổi chiều tối cũng không khác gì đi hội với lượng người chạy bộ và đi xe đạp rất đông. Còn các bãi tắm ở sông Hồng cũng thường xuyên đông khách đến bơi lội giải nhiệt. Tập trung đông người đã đành, ý thức đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc để phòng dịch cũng rất hời hợt. Điều này khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.
Tại Quảng Nam, ngay sau khi UBND tỉnh cho phép mở cửa trở lại các bãi biển, lượng khách đổ về là rất lớn. Chiều tối 31/5, bãi biển An Bàng thuộc TP Hội An đông kín người. Khách chủ yếu ở Quảng Nam và từ Đà Nẵng vào tắm biển, hóng mát.
Hàng nghìn người đổ về bãi biển An Bàng chiều tối 31/5 và không có ý thức phòng dịch - Ảnh: Dantri
Tại đây, rất ít người đeo khẩu trang hay thực hiện tốt quy định 5K trong phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. Điều này khiến người dân và chính quyền địa phương hết sức lo lắng vì Đà Nẵng vẫn đang là vùng dịch với 157 ca COVID-19 được phát hiện ở đợt bùng phát dịch thứ tư này. Chỉ cần 1 người dương tính đến An Bàng chiều qua thì hậu quả có thể sẽ là cực kỳ khó lường.
Không giống như Hà Nội và Quảng Nam, TP.HCM khiến người ta lo lắng hơn nhiều. Quận Gò Vấp đang là điểm nóng về dịch COVID-19 với hàng loạt ca lây nhiễm trong những ngày gần đây. Chính quyền thành phố đã ra lệnh cách ly xã hội quận Gò Vấp theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng và lập hàng loạt chốt kiểm dịch.
Thế nhưng theo ghi nhận của phóng viên trong sáng nay, việc phong tỏa, cách ly này đã gây nên cạnh kẹt xe kéo dài hàng kilomet trong giờ cao điểm. Lý do là nhiều người không nắm được việc quận Gò Vấp bị cách ly nên vẫn di chuyển theo những cung đường quen thuộc qua đây và dẫn đến cảnh ùn tắc. Điều này đã khiến lực lượng kiểm soát buộc phải xả trạm kiểm soát dịch để giải tỏa.
Cảnh tắc đường kéo dài ở quận Gò Vấp sáng 1/6 - Ảnh: Zing
Trước đó, từ 22h đêm 31/5, lực lượng chức năng quận Gò Vấp (TPHCM) đã tái lập 10 chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Nhiệm vụ của các chốt này là kiểm soát, hạn chế tối đa người và phương tiện ra vào tâm dịch Gò Vấp, trừ những trường hợp thật sự cần thiết, có đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Điều này khiến việc kiểm soát phòng chống lây lan dịch COVID-19 trở nên hết sức khó khăn. Nên biết rằng TP.HCM đang có tốc độ lây lan dịch cực nhanh. Tính từ 18h chiều 31/5 đến 6h30 sáng 1.6, riêng địa bàn thành phố đã ghi nhận tới 51 ca dương tính, nhiều nhất cả nước. Nếu cơ quan chức năng không sớm thực hiện được các phương án cách ly xã hội, giãn cách, sẽ rất khó để dập dịch.
Bình luận của bạn