Ngộ độc rượu do cồn công nghiệp methanol vẫn có chiều hướng tăng
Methanol là nguyên nhân của gần 50% ca tử vong do ngộ độc rượu
Thêm 1 ca ngộ độc methanol do uống rượu tại Hà Nội
Vì sao methanol có nhiều trong rượu nấu thủ công?
Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc methanol
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân tử vong là anh Lê Văn T. (sinh năm 1954, ở Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Bệnh nhân nhập viện vào ngày 26/8 trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, dấu hiệu nhiễm toan nặng. Kết quả chụp phim cho thấy, não bị phù và căng cả 2 bên, nhu mô não tổn thương nặng và lan rộng cả 2 bên.
Đặc biệt, nồng độ methanol trong máu ở mức 210 mg/dL (gấp nhiều lần so với nồng độ gây tử vong, khoảng 40 – 50 mg/dL đã là rất nặng). Bệnh nhân đã được cấp cứu, hồi sức, lọc máu thải độc, dùng các thuốc giải độc nhưng do nhập viện muộn và não bị tổn thương quá nặng nên bệnh nhân đã tử vong sau đó. Loại cồn mà bệnh nhân này đã uống là cồn sát trùng loại 500ml.
Trước đó, vào hồi tháng 7/2017, một bệnh nhân tại Hà Nội cũng đã tử vong do ngộ độc methanol sau khi tự ý pha cồn y tế thành rượu để uống. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy, nồng độ methanol là 321,76mg/dL (cao gấp 16 lần mức cho phép).
Tuy đã được cảnh báo nhưng tình trạng ngộ độc rượu do cồn công nghiệp methanol vẫn chưa cải thiện và vẫn có chiều hướng gia tăng. Theo ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nếu không có các biện pháp can thiệp cụ thể, nhiều khả năng trong mùa Đông và Xuân sắp tới, tình trạng ngộ độc và tử vong do cồn công nghiệp methanol có thể không thay đổi, hoặc thậm chí là nặng hơn.
Bình luận của bạn