Bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do rượu chứa methanol
Thêm 1 ca ngộ độc methanol do uống rượu tại Hà Nội
Làm sao để nhận biết rượu chứa methanol cực kỳ nguy hiểm?
Vì sao methanol có nhiều trong rượu nấu thủ công?
Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc methanol
Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca ngộ độc rượu methanol đang có xu hướng gia tăng do tình trạng lạm dụng rượu tràn lan. 10 năm qua (2007 - 2017), toàn quốc xảy ra 58 vụ ngộ độc rượu, khiến 382 người bị ngộ độc và làm 98 người chết.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay đã có một vụ ngộ độc lớn là tại Phong Thổ (Lai Châu) khiến gần 70 người mắc, 10 người tử vong. Tính riêng tại địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2017 đến nay cũng đã có 34 người bị ngộ độc rượu, trong đó có 9 người tử vong, 1 người mù và nhiều người bị di chứng khác. Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có ít nhất 2 - 3 bệnh nhân ngộ độc rượu phải nhập viện, thậm chí có lúc 7 sinh viên cùng nhâp viện.
Hầu hết các loại rượu đã sử dụng trong các vụ ngộ độc do rượu đều không rõ nguồn gốc, không được cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm... Trong 98 ca tử vong do ngộ độc rượu thì rượu có hàm lượng methanol cao có tỷ lệ gây tử vong cao nhất, tiếp đến là rượu trắng và các loại rượu ngâm cây rừng. Chính vì thế, để tự bảo vệ mình, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc rượu, người dân không nên sử dụng rượu không rõ nguồn gốc và bán trôi nổi trên thị trường.
Xem thêm: Đề xuất đổi màu cồn công nghiệp để ngăn ngừa ngộ độc rượu?
Bình luận của bạn