Thuốc điều trị sốt rét và viêm phổi có tới 65% là thuốc giả.
Chỉ dẫn giúp phục hồi cơ thể sau khi uống thuốc kháng sinh
Cảnh báo: Kháng sinh thế hệ 1&2 đã không còn tác dụng đặc hiệu
WHO cảnh báo: Thế giới đang dần cạn kiệt thuốc kháng sinh
VAFF và VATAP ký kết phối hợp hành động chống hàng giả, TPCN kém chất lượng
VAFF phối hợp với VATAP chống hàng giả, hàng nhái, TPCN kém chất lượng
Trong cuộc họp ngày 28/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra tại các quốc gia thu nhập kém và trung bình, 11% thuốc trên thị trường đều không đạt chất lượng. Kết luận này được đưa ra sau khi các chuyên gia đã phân tích 100 nghiên cứu từ năm 2007 đến 2016 với hơn 48.000 loại thuốc khác nhau. Trong số các loại thuốc được điều tra, thuốc điều trị sốt rét và nhiễm khuẩn có tới 65% là thuốc giả.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Các loại thuốc kém chất lượng và giả mạo đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Điều này là không thể chấp nhận".
Theo WHO, thuốc giả được định nghĩa là các sản phẩm chưa được các cơ quan quản lý chấp thuận, không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc cố tình làm sai lệch thành phần.
Nghiên cứu của Đại học Edinburgh (Scotland) ước tính có đến 72.000 trẻ em có thể tử vong do bệnh viêm phổi mỗi năm vì phải sử dụng thuốc kháng sinh có chất lượng kém, con số này có thể tăng lên 169.000 trường hợp do tình trạng thuốc kháng sinh giả như hiện nay.
Đại học Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) cũng cảnh báo thế giới sẽ có thêm 116.000 cái chết mỗi năm vì thuốc trị sốt rét vô tác dụng. Bên cạnh đó, thuốc giả còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Trên thực tế, từ năm 2013 đến nay, WHO đã nhận được hơn 1.500 báo cáo về dược phẩm giả hoặc kém chất lượng, chủ yếu là thuốc sốt rét và thuốc kháng sinh. Giờ đây, vấn nạn thuốc giả còn "tấn công" sang thuốc ung thư, thuốc ngừa thai hay các loại vaccine bao gồm vaccine viêm màng não và sốt vàng da.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thêm, những trường hợp thuốc giả mà họ tìm thấy chỉ là "một phần nhỏ" và còn nhiều vấn đề có thể sẽ không được báo cáo. Cơ quan này ước tính các nước đang chi khoảng 30 tỷ USD cho thuốc giả.
Bình luận của bạn