Kháng kháng sinh - Mối đe dọa toàn cầu: Bạn có thể làm gì?

Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi được bác sỹ kê đơn!

Dùng thuốc kháng sinh đúng cách cũng vẫn có thể bị kháng thuốc!

Vi khuẩn mới trong lỗ mũi sẽ đưa nhân loại vượt qua thời đại kháng kháng sinh

Những lầm tưởng nghiêm trọng về vi khuẩn kháng thuốc

Kháng kháng sinh – mối đe dọa “sát sườn”

Kháng kháng sinh là mối đe dọa “sát sườn”

Kháng kháng sinh ngày càng gia tăng bởi sự lạm dụng thuốc kháng sinh, cũng như phòng ngừa nhiễm trùng kém.

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), mỗi ngày có khoảng 80.000 bệnh nhân – hoặc 1 trong 18 bệnh nhân trong bệnh viện trong Liên minh châu Âu – bị nhiễm trùng. Việc điều trị rất khó do các vi sinh vật gây ra cho họ có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về gánh nặng của kháng kháng sinh cho thấy, ở châu Âu, các bệnh nhiễm trùng gây ra 110.000 ca tử vong mỗi năm, thiệt hại về tài chính hàng năm ước tính khoảng 7 tỷ Euro (chỉ tính chi phí trực tiếp).

Còn tại Việt Nam, tình trạng vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh cũng ở mức cao. Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện tại, tỷ lệ bệnh lây nhiễm ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, đang tiếp tục gia tăng và có xu hướng diễn biến phức tạp. Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh, nhưng hiện nay người dân đang sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện dẫn đến nhiều vi khuẩn nhờn thuốc, gây tốn kém trong quá trình điều trị bệnh.

Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện đã có vi khuẩn đa kháng với kháng sinh carbapenem (là nhóm gồm các kháng sinh thế hệ mới, có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay. Các kháng sinh thuộc nhóm này thường được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa đề kháng).

Nâng cao nhận thức về kháng sinh trên toàn cầu

Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh trên toàn cầu (World Antibiotic Awareness Week – WAAW) năm nay diễn ra từ ngày 14 – 20/11, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của kháng kháng sinh toàn cầu và khuyến khích mọi người thực hành tốt để tránh sự xuất hiện thêm và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.

Một kế hoạch hành động toàn cầu để giải quyết vấn đề phát triển đề kháng với thuốc kháng sinh và các loại thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã được xác nhận bởi các quốc gia thành viên hại Hội đồng Y tế thế giới vào tháng 5 năm 2015. Một trong những mục tiêu chính của kế hoạch là nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng kháng sinh.

Tháng 11 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới đã phát động một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh. Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh: Kháng sinh là một nguồn tài nguyên quý giá và cần được bảo tồn. Kháng sinh nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Kháng kháng sinh – Bạn có thể làm gì? 

Vân An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm