10 lưu ý quan trọng cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo mùa Covid-19

PGS.TS Đỗ Duy Cường chia sẻ về những giải pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Người bị suy thận cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ phải chạy thận nhân tạo?

Video: Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể sống được thêm bao lâu?

Bị suy thận có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Hà Nội rà soát các đơn vị chạy thận nhân tạo sau vụ ở Hòa Bình

Bệnh nhân suy thận phải lọc máu chu kỳ thường có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch yếu. Hơn nữa bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường lớn tuổi (khoảng trên 60 tuổi) với nhiều bệnh lý nền như: Đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, phổi mạn tính, viêm gan, xơ gan... nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và khi nhiễm bệnh rất dễ xảy biến chứng nặng.

Không giống những mặt bệnh khác, ngay trong những ngày dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, các bệnh nhân suy thận vẫn cần đến bệnh viện để lọc máu từ hai đến ba lần mỗi tuần. 

Vì vậy, PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (BV Bạch Mai) đã chỉ ra 10 lưu ý cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần thực hiện để phòng tránh và giảm thiểu thấp nhất nguy cơ lây nhiễm Covid-19:

1. Di chuyển đến bệnh viện để lọc máu nên dùng xe cá nhân như xe máy, ôtô riêng của gia đình với cửa xe được mở thông thoáng.

2. Khi đến bệnh viện cần phân luồng, xếp hàng đi lối riêng.

3. Chủ động tự cách ly, hạn chế hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người khác khi ở nhà cũng như khi lọc máu tại Bệnh viện.

4. Đeo khẩu trang nhiều nhất có thể, đặc biệt khi lọc máu, khi di chuyển và khi tiếp xúc với người khác.

5. Chủ động khai báo y tế, tiền sử tiếp xúc, khu vực đang sinh sống có bị cách ly hay không để được hướng dẫn và giúp đỡ. Báo ngay cho nhân viên y tế những triệu chứng như sốt, đau họng, khó thở, nhức mỏi cơ thể, giảm khứu giác.

6. Không ăn uống, nói chuyện trong phòng lọc máu. Khi ho, hắt hơi cần che miệng, khạc đờm dùng khăn giấy lau miệng và cho vào túi nilon bỏ vào thùng rác y tế sau đó vệ sinh tay cẩn thận.

7. Lọc máu xong về nhà ngay, sau đó tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới.

8. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tránh uống nước quá nhiều, tránh ăn trái cây có nhiều kali…

9. Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng, mở cửa sổ, sử dụng quạt vào mùa nóng, không nên dùng điều hòa; Rửa tay thường xuyên.

10. Liên lạc và báo cáo về tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế thường xuyên để được tư vấn sử dụng thuốc, chế độ ăn.

Nguyên Hương H+ (Ảnh: Mai Thanh)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn