Đau bụng là triệu chứng phổ biến khi đến kỳ
Rối loạn kinh nguyệt – “Tai họa” thường bị bỏ qua
Những nguyên nhân bất ngờ gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt - Ăn gì mau khỏi?
5 chứng bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
1. Đau “núi đôi”
Trong thời gian kinh nguyệt, nhiều phụ nữ phàn nàn ngực họ thường xuất hiện những cơn đau. Ngoài ra, họ còn cảm giác “núi đôi” trở nên nặng nề hơn và có dấu hiệu sưng. Những triệu chứng này có thể khiến phụ nữ lo lắng về sức khỏe của họ, tuy nhiên đây không phải là tình trạng nghiêm trọng. Đau “núi đôi” xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và bài tiết progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Trong trường hợp này, bạn có thể đắp một miếng gạc lạnh trên ngực để làm giảm sưng và đau. Xoa bóp “núi đôi” nhẹ nhàng với dầu olive hoặc dầu dừa ấm cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn ở vùng ngực.
2. Xuất hiện mụn trên da
Sự tung hoành của mụn trứng cá trên cơ thể là tình trạng rất phổ biến trong thời gian “đèn đỏ”. Lúc này, sự gia tăng của các hormone giới tính và androgen trong cơ thể khiến cho tuyến dầu của da hoạt động quá mức, làm bí tắc các lỗ chân lông gây ra mụn.
Để giải quyết vấn đề của mụn trứng cá và mụn nhọt, một mẹo đơn giản là bôi kem đánh răng có màu trắng lên vết mụn, để khô và sau đó rửa sạch với nước ấm. Đắp một miếng gạc lạnh trên khu vực xuất hiện mụn cũng giúp giảm đau và chống viêm.
Mụn là một trong những triệu chứng thường gặp khi người phụ nữ đến kỳ
3. Cơ thể xuất hiện vết sưng, bọng nước
Sự mất cân bằng nội tiết tố và tăng estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây tích tụ quá nhiều chất lỏng trong các mô cơ thể, gây ra hiện tượng ứ nước. Điều này có thể tạo ra các vết sưng và bọng nước ở nhiều bộ phận trên cơ thể, chủ yếu là ở bàn chân, cẳng chân, bụng và ngực.
Để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể uống nước bồ công anh hoặc trà rau mùi tây một vài lần mỗi ngày khi đang đến kỳ. Ngoài ra, tắm bằng muối Epsom từ 15 – 20 phút mỗi ngày cũng có tác dụng làm dịu, thư giãn cơ thể và làm giảm sự xuất hiện của các bọng nước.
4. Đầy hơi
Đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng khá phổ biến. Trên thực tế, trung bình, 8 trên 10 phụ nữ sẽ bị đầy hơi cả trước và lúc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Những biến động lớn của hormone - cụ thể là estrogen và progesterone – sẽ gây ra tình trạng giữ nước, sưng và cảm giác đầy hơi gần khu vực bụng.
Cách đơn giản để giải quyết tình trạng này là uống nhiều nước để giảm bớt đầy hơi. Bạn cũng có thể uống một vài chén trà thảo dược như hoa cúc, gừng, rau thì là hoặc trà xanh để ngăn ngừa tình trạng khó chịu này. Đồng thời, giảm tiêu thụ các loại muối, tinh bột, đường và carbohydrate tinh chế. Nên chia nhỏ các bữa ăn nhẹ nhiều lần trong ngày.
5. Cục máu đông
Nhiều phụ nữ trở nên hoảng loạn khi nhìn thấy những cục máu nhỏ trong thời kỳ kinh nguyệt. Những cục máu đông là hoàn toàn bình thường và vô hại. Các cục máu đông có thể là màu đỏ tươi, đỏ sẫm, nâu hoặc thậm chí màu đen. Chúng xuất hiện như là một phần trong quá trình rụng bình thường của niêm mạc tử cung.
Để giảm bớt vấn đề này, hãy đặt một miếng gạc ấm trên bụng dưới của bạn từ 10 - 15 phút một vài lần một ngày. Điều này sẽ cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa các cục máu đông. Tuy nhiên, nếu các cục máu đông có kích thước lớn và xuất hiện với tần suất dày đặc, cần tham khảo ý kiến bác sỹ phụ khoa của bạn càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn