Xác pháo tại xã Tề Lỗ (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
Sự cố pháo hoa ở Quảng Ngãi nguyên nhân do pháo ẩm
Sự cố bắn pháo hoa Tết Bính Thân
Thời tiết đêm giao thừa "ủng hộ" người dân đi xem pháo hoa
Người bệnh động kinh có được xem pháo hoa?
Theo đó, ngày cao điểm tiếp nhận số ca cấp cứu do pháo nổ là dịp giao thừa, mùng một tết. Riêng từ 29 đến mùng 2 Tết có đến 98 trường hợp nhập viện do pháo nổ. Con số bệnh nhân nhập viện do pháo nổ tăng gấp đôi so với Tết Ất Mùi. Trong đó, có nguyên nhân của sự cố pháo hoa tại quảng trường thành phố Quảng Ngãi với 15 trường hợp nhập viện.
Trong ngày mùng 4, mùng 5 Tết có thêm 2 ca nhập viện do pháo nổ.
Ngoài ra, có hơn 30 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, song không có ca tử vong.
Tai nạn giao thông là một vấn đề nổi cộm trong dịp Tết năm nay. Riêng 3 ngày cao điểm (từ 29 đến mùng 2 Tết) đã có đến 17.278 trường hợp được đưa đến viện cấp cứu vì TNGT, trong đó 1.928 trường hợp chấn thương sọ não (chiếm 11,2%), 182 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (chiếm 1%). Số ca vong do TNGT kể cả trước khi đến viện và tiên lượng tử vong xin về là 88 trường hợp (giảm 1% so với Tết Ất Mùi).
Tiếp đến, trong hai ngày mùng 4, mùng 5 Tết (11 – 12/2), tổng số khám, cấp cứu do TNGT là 5.548 trường hợp, trong đó 680 trường hợp chấn thương sọ não. Trong hai ngày này, số ca tử vong do TNGT (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 16 trường hợp.
Từ 29 đến mùng 5 Tết, cả nước ghi nhận 3.391 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 10 ca tử vong. Trong đó, số ca ẩu đả gây thương vong nhiều nhất tập trung từ 29 đến mùng 2 Tết với gần 2000 ca. 10 ca tử vong vì ẩu đả cũng rơi vào 3 ngày này. Những ngày tiếp theo, trung bình mỗi ngày có hơn 300 bệnh nhân được đưa vào viện vì nguyên nhân này.
Bình luận của bạn