1,8 tỷ người sẽ được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới là hội nghị quan trọng nhất về y tế trong khu vực

Bộ Y tế khẳng định không “yêu cầu ĐBQH giải trình”

Bộ Y tế: Chấn chỉnh quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế

Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN thành công tốt đẹp

Chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12

Đây cũng là mục tiêu chung của Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO lần thứ 65 đang diễn ra tại Manila, Philippines. Mục tiêu của Hội nghị nhằm đưa ra các chính sách y tế lớn. Thông qua đó, các chương trình, dự án cũng như ngân sách hoạt động của WHO được triển khai nhằm hỗ trợ các quốc gia chăm sóc sức khỏe cho 1,8 tỷ người trong khu vực.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường -Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị

Trong thời gian vừa qua, WHO và các quốc gia thuộc khu vực đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người dân như mở rộng bao phủ y tế toàn dân, thực hiện tốt các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến y tế, áp dụng hiệu quả Chiến lược Châu Á, Thái Bình Dương phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi, phòng chống hiệu quả các thiên tai, thảm họa như bão, lũ.

Tham dự hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đã chia sẻ một số thành công nổi bật trong những năm qua. Việt Nam đã thông qua Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi vào tháng 6/2014 đây được được coi như một trong những cột mốc đánh dấu quá trình hướng đến bao phủ y tế toàn dân ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt được các năng lực tối thiểu theo yêu cầu của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR), trên cơ sở áp dụng Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi của WHO (APSED).

Khung hành động của khu vực sẽ được thông qua tại Hội nghị năm nay bao gồm:
- Sức khỏe tâm thần và các giải pháp giảm thiểu gánh nặng của các rối loại tâm thần;
- Kiểm soát thuốc lá, đặc biệt là tăng cường thể chế, chính sách cũng như các hoạt động đa ngành;
- Phòng chống kháng thuốc và những hoạt động của khu vực để chống lại nguy cơ kháng thuốc đang gia tăng;
- Củng cố và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng, đặc biệt là cải thiện việc tiếp cận tiêm chủng;
- Phòng ngừa và giảm nhẹ các nguy cơ liên quan đến thảm họa thông qua công tác dự phòng, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng và hồi phục sau thảm họa;
- Cập nhật tiến độ thực hiện các chương trình kỹ thuật gồm: Việc triển khai thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế, an toàn thực phẩm, sốt rét, lao, sốt xuất huyết, các bệnh không lây nhiễm, sức khỏe môi trường, lao, phòng ngừa bạo lực và tai nạn thương tích, dinh dưỡng, bao phủ y tế toàn dân và các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến y tế.
Thùy Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn