Bà Hoa bên số giấy tờ liên quan đến việc trao nhầm con.
Đã có kết quả ADN đầu tiên vụ “nuôi nhầm” con suốt 42 năm
Cặp đôi đồng tính nhận nhầm tinh trùng của bệnh nhân tâm thần
Điều bà bầu cần làm trong các chuyến đi chơi xa
Bà bầu khi sinh nhẹ cân và căng thẳng dễ gặp biến chứng thai kỳ
Những vụ nhầm con rúng động dư luận
Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, liên tiếp 3 vụ nhầm con đã đã được công bố rộng rãi với dư luận, trong đó có những sự việc đã xảy ra 42 năm về trước ở Hà Nội, nhưng mới đây nhất tại Thanh Hóa, lại phát hiện thêm một sự việc nữa vừa mới xảy ra cách đây 4 năm.
Sự việc đầu tiên được dư luận biết đến vào hồi tháng 3/2016 khi bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (ở 75 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) chính thức đăng tin tìm lại con đẻ đã bị trao nhầm cách đây 42 năm về trước tại nhà hộ sinh Ba Đình. Theo đó, ngày 10/10/1974, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (ở 75 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) sinh con gái thứ ba tại nhà hộ sinh Ba Đình (nay là nhà hộ sinh số 12 Lê Trực).
Sự việc trên chưa đến hồi kết thì cách đó chỉ vài tuần, cũng tại Hà Nội một vụ trao nhầm con cách đây 29 năm tại nhà hộ sinh quận Đống Đa đã được tiết lộ, người bị trao nhầm con là bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi), ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội. Bà sinh con gái ngày 12/12/1987, tại nhà hộ sinh quận Đống Đa, ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên và đặt tên con là Lê Thanh Hiền, năm nay đã 29 tuổi.
Sự việc trên được phát hiện khi có những nghi ngờ và kết quả giám định ADN đã chứng minh chị Hiền không phải con của bà Phan Thị Tuyết Hoa.
Nếu như hai sự việc trên diễn ra cách đây đã vài chục năm, thì gần đây dư luận được chứng kiến một ca trao nhầm con nữa tại Thanh Hóa mới cách đây 4 năm. Do sự việc mới xảy ra, hơn nữa hai gia đình bị nhầm con đã tự liên hệ và tìm đến nhau nên họ đã nhận lại được đứa con đẻ của mình.
Về phía bệnh viện, sau khi sự việc xảy ra bệnh viện đã xin lỗi hai gia đình, đồng thời thống nhất để bồi thường những phí tổn mất mát tinh thần và chi phí trong quá trình đi tìm lại con.
Sau những sự việc trên, hiện nhiều bà mẹ đã rất hoang mang về quy trình đỡ đẻ, cũng như trao con tại các cơ sở y tế. Nếu nhìn vào những sự việc đã xảy ra thì lo lắng của họ hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, với các phương tiện kỹ thuật hiện đại hiện nay, các bệnh viện chuyên khoa sản dường như đã khép kín toàn bộ quy trình và khó có thể trao nhầm được trẻ.
Quy trình trao con ở bệnh viện phụ sản như thế nào?
Trao đổi với phóng viên về quy trình đỡ, trao trẻ sơ sinh tại BV Phụ sản Hà Nội, bà Trương Thị Mỹ Hà (Điều dưỡng trưởng Bệnh viện) cho biết, để tránh việc trao nhầm trẻ, các nhân viên y tế phải chuẩn bị đầy đủ các cặp số đánh dấu sơ sinh cho mẹ và con, các số đánh dấu đó phải giống nhau. Số đeo không trùng nhau giữa các trẻ và các mẹ và phải theo thứ tự liên tục.
Những số này phải được công khai và đeo theo từng cặp ngay tại bàn đẻ, bàn đón mổ. Đồng thời, việc thực hiện đeo số, kiểm tra để đánh dấu trẻ và ghi vào hồ sơ bệnh án phải do một người thực hiện, còn người đỡ đẻ có tránh nhiệm đọc to giờ sinh, ngày sinh, công khai giới tính của trẻ ngay tại bàn mổ.
Còn người làm hồ sơ bệnh án có trách nhiệm nhìn, kiểm tra lại giới tính, số mẹ, số con trước khi ghi vào hồ sơ bệnh án. Đồng thời trong ca trực cần phải thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo việc chăm sóc trẻ, hướng dẫn sản phụ và gia đình phối hợp chăm sóc, theo dõi, kịp thời phát hiện và cảnh giác với những hiện tượng nghi ngờ, mất an ninh để có biện pháp xử lý.
Cũng theo vị điều dưỡng trưởng này, khi bàn giao trẻ tại giường bệnh, nhân viên y tế chỉ bàn giao con cho bà mẹ, không giao cho bất kỳ ai, đối chiếu số mẹ, số con trùng khớp và kiểm tra thêm giới tính của trẻ. Các trường hợp đặc biệt khác phải do cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, khi sản phụ chưa đủ sức khỏe để nhận biết trẻ thì không được bàn giao cho con cho sản phụ.
Còn khi nhân viên y tế nhận trẻ từ mẹ, cần phải thông báo cho sản phụ biết lý do đón trẻ tách mẹ như: Cho đi tắm, tiêm hoặc điều trị bệnh lý. Đồng thời, đối chiếu hồ sơ bệnh án tên mẹ, tên con, mã số con và số mẹ đeo khớp với bệnh án sơ sinh…
Để tránh tình trạng nhầm lẫn và sử dụng lại số, khi ra viện bệnh viện yêu cầu sản phụ tự giữ lại số để không có tình trạng người khác lấy nhầm. Thậm chí, ngay cả lực lượng bảo vệ cũng có trách nhiệm trong việc kiểm soát này, đó là kiểm soát giấy ra viện, giấy chứng sinh cũng như số trẻ ra viện…
Bình luận của bạn