Đề xuất sửa đổi, siết chặt quy định quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm

Cần có các quy định nghiêm ngặt hơn trong quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Bộ Y tế đề nghị xử lý loạt fanpage vi phạm luật quảng cáo

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị "tuýt còi" do quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Quy định mới doanh nghiệp TPCN cần nắm rõ để quảng cáo đúng luật

Các địa phương cần siết chặt việc ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm bổ sung

Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Dự thảo Nghị định liệt kê cụ thể 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm:

1. Mỹ phẩm.

2. Thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

3. Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo.

4. Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.

5. Thiết bị y tế.

6. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

7. Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, giống thủy sản, giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi.

8. Phân bón.

9. Giống cây trồng.

10. Thuốc.

11. Đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia và các sản phẩm đồ uống có chứa cồn thực phẩm khác.

Dự thảo cũng bổ sung mở rộng khả năng bổ sung các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

 

Dự thảo nêu rõ các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo mỹ phẩm:

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau:

- Tên mỹ phẩm.

- Tính năng, công dụng của mỹ phẩm.

- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Trường hợp tên mỹ phẩm đã bao gồm các thông tin về tính năng, công dụng thì không phải thể hiện nội dung này trong sản phẩm quảng cáo.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác.

Yêu cầu rõ ràng với nội dung quảng cáo thực phẩm

Dự thảo Nghị định yêu cầu đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải có cụm từ nhận diện rõ ràng và quy định khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Khuyến cáo này phải được thể hiện rõ ràng, trừ trường hợp quảng cáo âm thanh dưới 15 giây, nhưng phải thể hiện trong nội dung quảng cáo.

Cụ thể, nội dung quảng cáo thực phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: Tên thực phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; Tên, địa chỉ nhà sản xuất sản phẩm.

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải có cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; Thực phẩm bổ sung phải có cụm từ: “Thực phẩm bổ sung”; Thực phẩm dinh dưỡng y học phải có cụm từ “Thực phẩm dinh dưỡng y học" và “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”; Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải có cụm từ “Sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng cụ thể”.

Nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có các thông tin quy định và các nội dung sau: Công dụng của sản phẩm, các cảnh báo sức khoẻ (nếu có); Khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; Việc quảng cáo có sử dụng âm thanh với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong nội dung quảng cáo.

Đối với sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Dự thảo Nghị định bắt buộc có nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” ở phần đầu quảng cáo và nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.

 

Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đang lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo này trên Cổng Thông tin Điện tử của Bộ. Bạn có thể đưa ra góp ý của mình TẠI ĐÂY.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý