Bài thuốc cổ “Kim quỹ thận khí hoàn”

Trương Trọng Cảnh được các thầy thuốc về sau gọi là Tôn Sư, tỏ ý tôn ông là thầy, vì công lao trước tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn. Còn trong Đông y, ông được tôn là Y Thánh. Cho tới ngày nay, phương Bát vị thận khí hoàn (còn gọi là Kim quỹ thận khí hoàn, Quế phụ địa hoàng hoàn, để phân biệt với Tế sinh thận khí hoàn) vẫn được trọng dụng trong Đông y Trung Quốc.


Ảnh minh họa

Phương thuốc gồm: Can địa hoàng (Sinh địa) 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù (sao rượu) 16g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Quế chi 8g, Phụ tử (chế) 8g.

Toàn phương thuốc có công năng chủ trị các chứng thận dương bất túc. Lưng là phủ của Thận, Thận là gốc của Tiên thiên, trong đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của Thận chính là Mệnh môn. Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: "Đây là rễ của mười hai kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu". Các bệnh: Đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu) đều dùng bài thuốc này. Riêng phụ nữ có thai bí tiểu thì thận trọng khi dùng.

Thuốc cũng chữa: lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm); Lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất